Nguy cơ nào cho sức khỏe từ cá, hải sản nhiễm độc?

Cá và các loại hải sản có thể chứa nhiều hợp chất độc hại với sức khỏe con người

Hà Tĩnh: Tiêu hủy 275 tấn hải sản bị nhiễm độc Cadimi và Phenol

Đọc ngay nếu bị dị ứng tôm cua

Bộ Y tế tiếp tục xét nghiệm hải sản ở tầng đáy, công bố kết quả vào cuối tháng 12/2016

Top 16 loại thủy - hải sản nhiễm độc nặng nhất nên tránh ngay

Các chuyên gia từ lâu đều đã nhất trí rằng hải sản là lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe nhờ hàm lượng protein, vitamin, acid béo không bão hòa đa omega-3. Tuy nhiên, con người đang có nguy cơ tiếp xúc với những hóa chất nguy hiểm từ thủy hải sản do mức độ ô nhiễm ở biển đang ngày một gia tăng. 

Một công cụ trực tuyến mới đây có thể ước tính lượng chất độc bạn ăn phải hàng ngày. Công cụ này được thiết kế bởi các nhà khoa học Bồ Đào Nha như một phần của dự án ECSafeSEAFOOD, sẽ giúp phân tích độ tuổi người dùng, loại cá mà họ ăn, đánh giá lượng cá mỗi người tiêu thụ hàng tuần. Sau đó, chúng sẽ ước tính lượng methylmercury và một loạt các chất độc hại khác. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới, methylmercury ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, thậm chí có thể dẫn đến tử vong).

Trước đó, vào tháng 8/2017, các nhà khoa học nhận thấy 1/3 lượng cá đánh bắt ngoài khơi nước Anh có chứa hạt nhựa siêu nhỏ (với kích thước nhỏ hơn 5mm). Hạt nhựa này được tìm thấy trong hàng loạt các loại cá như cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá thu và động vật có vỏ. Các hạt nhựa siêu nhỏ này cũng được sử dụng trong kem đánh răng, sữa tắm và nhiều sản phẩm làm đẹp. Các hạt nhựa siêu nhỏ cũng được phát hiện trong 83% tôm, cá ngừ, cá đối, trai và hàu. Các hóa chất cũng có thể can thiệp vào hệ nội tiết của cơ thể, điều chỉnh hormone, làm tăng nguy cơ gây ung thư và đái tháo đường. Trong các cửa sông ở Italia, các nhà khoa học cũng nhận thấy mức độ ô nhiễm cao do nồng độ dược phẩm như thuốc tâm thần venlafaxine và citalopram, kháng sinh như azithromycin.

Trong nghiên cứu riêng biệt, các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha đã đánh giá các giống thủy hải sản trên khắp châu Âu. Theo tác giả nghiên cứu António Marques: "Việc tiếp xúc với các chất độc trong hải sản cần phải được đánh giá cẩn thận hơn nữa. Những thông tin này đóng vai trò rất quan trọng giúp các cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu điều chỉnh các quy định pháp luật."

Hoài Thương H+ (Theo Dailymail.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng