Ngứa lòng bàn tay do đâu?

Lòng bàn tay ngứa có thể báo hiệu một số tình trạng da liễu hoặc vấn đề sức khỏe

Ngứa ngáy do biến chứng đái tháo đường có thể dùng thuốc gì?

7 dưỡng chất thiết yếu khi cơ thể già đi

Người bệnh đái tháo đường bị ngứa có khỏi được không?

Thiết bị đột phá trong ngành công nghệ giấc ngủ do người Việt phát triển

Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến xảy ra khi có sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào da, không cho phép các tế bào này ra một cách tự nhiên. Ngoài ngứa, bệnh vẩy nến cũng có thể dẫn đến mụn nước đỏ, vẩy da trắng bạc, đau và sưng khớp...

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính nhưng các đợt bùng phát không diễn ra thường xuyên, thường xảy ra không liên tục hoặc có tính tạm thời.

Da khô

Dưới điều kiện thời tiết, đặc biệt trong mùa lạnh khiến da trở nên khô do mất đi độ ẩm tự nhiên. Da dễ bị ngứa và kích ứng hơn, trong đó ngứa là một trong những dấu hiệu chính của tình trạng da khô. Do đó, nếu bạn ngứa lòng bàn tay, có thể bạn đang có một làn da khô.

 

Vết thương ngoài da

Làn da nhạy cảm do vết thương ở tay có thể bị kích ứng bởi một số hóa chất. Việc chà mạnh khi rửa tay hoặc chải tay cũng có thể gây kích ứng da của bạn, khiến da tay khô, bong tróc và ngứa ở lòng bàn tay.

Phản ứng dị ứng

Làn da phản ứng dị ứng với những thứ bạn chạm vào có thể khiến bạn bị ngứa ở lòng bàn tay. Ngứa lòng bàn tay có thể không xảy ra ngay lập tức khi bạn chạm vào, mà có thể sau vài giờ.

Bệnh chàm

Bệnh chàm đôi khi còn được gọi là viêm da dị ứng, gây ra các mảng da có màu ở vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể xuất hiện các nốt sưng nhỏ nhô lên khỏi da có màu đỏ, màu nâu hoặc màu xám.

Bệnh chàm bùng phát khiến da khô, nứt nẻ và ngứa trong lòng bàn tay. Cũng như bệnh vảy nến, các đợt bùng phát không diễn ra liên tục, có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây ngứa lòng bàn tay do lưu thông máu kém. Tuy nhiên, hầu hết người bị đái tháo đường thường ngứa da bàn chân hơn là ngứa lòng bàn tay.

Ngứa lòng bàn tay phải làm sao?

Việc điều trị ngứa lòng bàn tay phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Việc phát hiện nguyên nhân sớm giúp tình trạng ngứa lòng bàn tay nhanh được cải thiện. Nếu do khô da, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày sẽ giúp giảm ngứa. Bạn nên dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa glycerin, acid lactic hoặc urea bôi tại chỗ.

Trường hợp ngứa do bệnh chàm, vảy nến, đái tháo đường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Nguyễn Thanh (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu