Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài

Các tác nhân xâm nhập, tấn công vào đường hô hấp dưới làm phổi bị tổn thương nặng

Sai lầm cần tránh khi điều trị viêm phế quản

Bị viêm phổi cần lưu ý những gì trong ăn uống để nhanh hồi phục?

Cảnh giác với biến chứng của bệnh viêm phế quản phổi

Biện pháp cải thiện viêm phế quản co thắt

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, có thể lan tỏa cả hai bên hoặc tập trung ở một thùy phổi. Triệu chứng viêm phổi thường gặp là ho thành từng cơn hoặc húng hắng ho, ho có đờm, thậm chí ho có màu rỉ sắt. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy đau ngực, khó thở tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, thở nhanh nông hoặc co kéo các cơ hô hấp.

Các yếu tố gây viêm phổi kéo dài

Nếu tình trạng viêm phổi với các triệu chứng lâm sàng và tổn thương viêm phổi trên X-quang kéo dài từ 30 ngày trở lên, mặc dù đã được điều trị liệu trình kháng sinh tối thiểu 10 ngày, người bệnh được coi là viêm phổi kéo dài.

Những nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp:

Do vi sinh

Căn nguyên gây viêm phổi là do vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Viêm phổi do phế cầu, lao là các bệnh thường gặp với tỷ lệ tử vong cao. Vi khuẩn thường trú trong hầu họng của người bệnh, được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi)

Viêm phổi do virus cũng chiếm tới 30% các ca viêm phổi. Một số virus được xác định là căn nguyên gây viêm phổi kéo dài như Cytomegalovirus (CMV), Adenovirus, sởi thường gặp ở trẻ nhỏ.

Viêm phổi do nấm là tình trạng người bệnh hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Bệnh thường có diễn biến nhanh và rất phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phổi do dị vật

Dị vật đường thở do sặc, hít trong quá trình ăn uống ở người cao tuổi có thể gây viêm phổi

Dị vật đường thở do sặc, hít trong quá trình ăn uống ở người cao tuổi có thể gây viêm phổi

Các dị vật từ đường thở như nước bọt, thức ăn, hóa chất, dịch vị dạ dày có thể rơi vào phổi, kích thích phản ứng viêm của niêm mạc phổi, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm phổi kéo dài.

Bên cạnh đó, một số cấu trúc bất thường bẩm sinh ở đường thở như bệnh xơ nang, hẹp lỗ mũi sau, hẹp khí quản… cản trở cơ chế làm sạch tự nhiên của phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình viêm diễn ra. Viêm và nhiễm trùng tái đi tái lại trong thời gian dài có thể gây tổn thương và thay đổi cấu trúc phổi.

Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch đáp ứng dưới mức cần thiết trước các yếu tố gây hại làm xuất hiện tình trạng bệnh lý. Hậu quả là cơ thể không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh, khiến tình trạng viêm phổi kéo dài dai dẳng.

Người bị bệnh phổi mạn tính như xơ phổi, nghiện thuốc lá, mắc các bệnh lý như: Đái tháo đường, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, tai biến mạch não, người có tình trạng miễn dịch suy giảm như nhiễm HIV, sử dụng corticoid kéo dài, hoá trị ung thư… đều cần đề phòng viêm phổi kéo dài.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm phổi?

Tùy theo tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn hay nấm) cũng như mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Vì vậy, khi bị viêm phổi người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh, do kháng sinh không có hiệu quả với viêm phổi do virus và nấm. Người bị viêm phổi nặng với biểu hiện khó thở nhiều, thở gắng sức thì cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

 

Hầu hết các triệu chứng viêm phổi sẽ thuyên giảm trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng để lại cảm giác mệt mỏi, khó chịu kéo dài. Để phục hồi nhanh chóng, người bệnh cần nâng cao hệ miễn dịch bằng cách nghỉ ngơi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để giúp đờm loãng. Tránh xa khói thuốc lá, rượu bia, rửa tay đều đặn để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.

Một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng, đó là kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là Fibrolysin giúp chống tái cấu trúc, xơ hóa đường thở - nguyên nhân cốt lõi gây khó thở trong bệnh lý viêm phổi.

Sản phẩm còn có chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên và yếu tố vi lượng như: Selen, iod có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm, giảm ho và triệu chứng khó thở do viêm phổi hiệu quả.

Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm phổi và phòng ngừa bệnh an toàn, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là Fibrolysin mỗi ngày.

Quỳnh Trang

 

TPBVSK Bảo Phế Vương chứa thành phần chính Fibrolysin – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản

bao-phe-vuong-long-dom-giam-ho-hieu-qua-120-vien-64a7c3423d119

Công dụng:

- Hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho.

- Hỗ trợ giúp giảm triệu chứng viêm phế quản.

GPQC: 00268/2019/ATTP-XNQC

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp