Nám da khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp

Mẹ bầu bị nám da khiến khuôn mặt kém mịn màng, kém tự tin

Bệnh mùa Hè nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Lợi ích và điều cần lưu ý khi bà bầu ăn trứng gà

Mách mẹ bầu cách ngăn rạn da khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai

Nám da là tình trạng các mảng màu nâu hoặc nâu xám, đôi khi trông lấm tấm thường xuất hiện trên da mặt. Ở phụ nữ mang thai, các vết nám thường xuất hiện nhất trên gò má, sống mũi, trán, cằm, môi, thậm chí là tay hoặc cổ. Tuy không gây ngứa hoặc đau, nhưng các vết nám da khiến làn da kém mịn màng và đều màu. Khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng về ngoại hình của mình dẫn đến xấu hổ và tự ti.

Nguyên nhân gây nám da trong thời kỳ mang thai gồm:

Tăng nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone hơn để duy trì sự sống và phát triển em bé. Nồng độ estrogen tăng gây ra sản xuất quá nhiều melanin gây nám da. Tình trạng này cũng là nguyên nhân gây ra những đường thẳng kẻ đậm ở bụng dưới của mẹ bầu hay núm vú, da mặt tàn nhang và nốt ruồi có màu sắc đậm hơn.

Phơi nắng: Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến cách các tế bào da sản xuất melanin. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không bôi kem chống nắng là một trong những nguyên nhân gây nám da.

Di truyền: Nếu có một người thân trong gia đình bị nám da, bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. 

Ngoài ra, một số thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da có thể gây nhạy cảm với ánh sáng và điều này có thể dẫn đến nám da. Phụ nữ có làn da sẫm màu như người châu Phi hay châu Á thường có nhiều khả năng phát triển nám da, đặc biệt là nếu họ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số biện pháp hạn chế nám trong thời kì mang thai

Duy trì lối sống điều độ, hạn chế căng thẳng, giảm nám da khi mang bầu

Dưới đây là một số biên pháp mẹ bầu có thể áp dụng để hạn chế sự xuất hiện và lây lan của những vết nám da:

Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da và giúp da sẽ hạn chế được vết nhăn. Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều calci, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám.

Tránh ánh nắng mặt trời

Tia UVA và UVB là những nguyên nhân chính kích thích sự hình thành các sắc tố melanin gây nám da. Do vậy, phụ nữ mang thai nên tránh ánh nắng mặt trời vào thời điểm gay gắt nhất của ngày là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều cũng như bảo vệ da bằng cách che chắn cho da và dùng kem chống nắng khi ra ngoài nắng.

Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà thì mẹ bầu nên nhớ che chắn cho làn da của mình bằng cách đeo kính râm, khẩu trang, đội mũ rộng vành và mặc áo chống nắng khi bạn ra khỏi nhà.

Dưỡng da bằng nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng mặt nạ tự nhiên dưỡng da giúp  hạn chế được hiện tượng nám da và làm cho làn da mẹ bầu trở nên mịn màng. Tuy nhiên, cũng nên chú ý sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da, nên chọn các nguyên liệu lành tính, không gây kích ứng cho da. Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại mặt nạ từ khoai tây, lòng đỏ trứng gà, dưa chuột, cà chua…để dưỡng ẩm da hiệu quả, an toàn cho mẹ và bé.

Nguyễn An H+ ( Theo Medicinenet)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp