Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe thai phụ
Thai ngoài tử cung, không mổ có được không?
Tưởng vỡ thai ngoài tử cung, hóa ra xoắn lách đột ngột
Nhận biết mang thai ngoài tử cung như thế nào?
Mang thai ngoài tử cung: Triệu chứng và cách điều trị
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh, phát triển thành bào thai nhưng không di chuyển được vào trong tử cung mà làm tổ luôn ở một vị trí nào đó bên ngoài tử cung. Có một số trường hợp: Thai nằm ở vòi tử cung (đây là trường hợp hay gặp nhất, chiếm 95%), thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung như:
- Viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng gây ra tắc nghẽn.
- Đặt vòng tránh thai.
- Từng mắc các bệnh liên quan đến tình dục như chlamydia và bệnh lậu.
- Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng.
- Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng.
- Phụ nữ hút thuốc khi mang thai.
- Chị em trên 35 tuổi mang thai sẽ có nguy cơ cao thai ngoài tử cung.
Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung thế nào?
Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ tình dục, quá trình thụ thai diễn ra thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần nghĩ đến thai đang nằm ngoài tử cung.
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình để có thể sớm phát hiện bệnh:
- Trễ kinh: Đa phần bệnh nhân mang thai ngoài tử cung điều có dấu hiệu chậm kinh trong thời gian ngắn trước khi phát hiện bệnh, sau khi chậm kinh khoảng 1 tuần thì họ lại thấy dấu hiệu có kinh trở lại và ngộ nhận rằng chu kỳ kinh nguyệt của bản thân bị rối loạn.
- Đau bụng dữ dội một bên: Dấu hiệu có thai ngoài tử cung dễ nhận thấy là đau một bên ở cùng bụng dưới. Thực chất, đây chính là vị trí phôi thai đang làm tổ. Hiện tượng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ, khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội, mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do túi thai ngoài tử cung.
- Đau vai gáy: Mang thai ngoài tử cung cũng là nguồn cơn dẫn tới các cơn đau ở vùng đầu, vai và lưng. Khi phôi thai chèn ép các mạch máu ở nơi làm tổ và vỡ ra gây hiện tượng chảy máu trong khiến cơ thể bị đau nhức vùng vai gáy.
- Chảy máu âm đạo: Nhiều Phụ nữ thường nhầm lẫn giữa ra máu và có kinh nguyệt. Ra máu bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh hay các biến chứng nguy hiểm khi có thai như động thai, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu.
Trong trường hợp thai ngoài tử cung, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật bỏ thai sớm để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu như thai bị vỡ. Để phòng bệnh, bác sỹ khuyên chị em nên hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, chị em cần đi khám ngay.
Bình luận của bạn