Nhật Bản phát triển phương pháp điều trị COVID-19 mới bằng tế bào miễn dịch.
Biến chứng nguy hiểm hiếm gặp ở trẻ mắc COVID-19
Olympic Paris 2024 ghi nhận hơn 40 vận động viên mắc COVID-19
COVID-19 thuộc 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine
Thử nghiệm vaccine kết hợp phòng cúm và COVID-19 của Moderna
Theo Kyodo News, nhóm nghiên cứu bao gồm các thành viên từ Đại học Kyoto, Đại học Y khoa Fujita, Đại học Osaka và Trung tâm quốc gia về sức khỏe và phát triển trẻ em, có kế hoạch tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong 3 năm, trên những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do hóa trị và đang phải chịu các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các tế bào T gây độc tế bào một cách nhân tạo, hay gọi là “tế bào T sát thủ”, tấn công các tế bào bị nhiễm virus. Các tế bào này được phát triển theo cách làm giảm nguy cơ bị bệnh nhân đào thải và mang các gene có chức năng “cảm biến” phát hiện các protein đặc trưng của virus SARS-CoV-2 mới. Khi các tế bào đã phát triển được nuôi cùng với các tế bào bị nhiễm mới, khoảng 90% các tế bào virus đã chết sau 12 giờ.
Giáo sư Hiroshi Kawamoto của Đại học Kyoto, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp điều trị mới này sẽ có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch vì các tế bào đã phát triển sẽ tấn công trực tiếp các tế bào bị nhiễm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.
Theo nhóm nghiên cứu, trước khi thử nghiệm lâm sàng, nhóm đã dự định tiến hành thử nghiệm trên chuột để xác định tính an toàn của phương pháp điều trị, phương pháp này có tiềm năng được sử dụng cho các bệnh nhiễm virus khác thông qua biến đổi gene.
Trong thử nghiệm lâm sàng, các tế bào đã phát triển sẽ được tiêm tĩnh mạch. GS Kawamoto cho biết thêm, ông tin rằng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trong các liệu pháp dựa trên miễn dịch là thấp.
Cùng ngày 16/8, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, có kế hoạch cung cấp thuốc điều trị cho 260.000 bệnh nhân COVID-19, trong bối cảnh nước này chứng kiến sự gia tăng các ca bệnh trong mùa Hè này. Cụ thể, KDCA sẽ cung cấp thuốc điều trị trên toàn quốc vào cuối tháng này và sẽ bắt đầu tiêm vaccine có hiệu quả phòng biến thể KP.3, một biến thể phụ Omicron chiếm 45,5% các trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc vào tháng trước.
Trong một diễn biến khác, theo CNN, dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cho thấy, số ca mắc COVID-19 đang gia tăng trở lại trên khắp nước Mỹ, với mức độ hoạt động của virus SARS-CoV-2 trong nước thải ở mức cao nhất kể từ đợt bùng phát vào tháng 7/2022. Các yếu tố như người dân ở trong nhà để tránh nóng và sự tiến hóa liên tục của virus SARS-CoV-2 được cho là yếu tố khiến dịch bệnh có chiều hướng gia tăng.
Bình luận của bạn