Nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn do ăn rau sống

Rau sống không đảm bảo vệ sinh có thể là nơi trứng sán lá gan lớn phát triển

Thận trọng với dị ứng hải sản

Tỷ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu tăng cao

Cảnh giác với bệnh nhiễm giun đũa chó mèo

Ăn gỏi sống, rau sống: Làm sao để phòng ngừa nhiễm giun sán?

Nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn từ rau sống

Bệnh sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng do một số loài sán lá gan thuộc họ Fasciolidae gây nên những tổn thương, những ổ áp xe tại gan hoặc một số cơ quan khác khi ký sinh lạc chỗ. Vật chủ chính của sán lá gan lớn là người, động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu và động vật có sừng khác.

Theo Quyết định số 1203/QĐ-BYT ngày 16/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn, người mắc bệnh sán lá lớn do ăn sống các loại rau thủy sinh như: Rau ngổ, rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

Sau khi ấu trùng sán lá gan lớn xâm nhập vào cơ thể sẽ xuống dạ dày, tá tràng rồi theo đường mật đi vào gan. Tại đây, ấu trùng sán lá gan lớn phát triển thành sán lá gan trưởng thành, sinh sống, di chuyển xuống mật và gây bệnh. Chúng cũng được đào thải ra môi trường cùng với các chất thải được chuyển hóa qua gan và mật. Tại đường dẫn mật có thể bị tắc nghẽn và gây viêm ống mật. Giai đoạn này có thể diễn ra trong vài tháng.

Triệu chứng lâm sàng nhiễm sán lá gan lớn

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người.

 - Giai đoạn cấp tính: Là giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan, thường có sốt, đau hạ sườn phải và đau bụng.

- Giai đoạn mãn tính: Là giai đoạn xâm nhập vào đường mật, thường các triệu chứng không còn điển hình nên dễ nhầm với bệnh khác. Các dấu hiệu điển hình như: Khó chịu vùng dạ dày, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, viêm mật, đường mật, sỏi túi mật. Gan luôn luôn to, có thể không đau khi sờ. Một số trường hợp cổ chướng.

Đau tức vùng gan có thể là dấu hiệu nhiễm sán lá gan lớn

Đau tức vùng gan có thể là dấu hiệu nhiễm sán lá gan lớn

Nhìn chung, có thể dựa vào các yếu tố chỉ điểm như:

- Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đôi khi đau thượng vị.

- Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài.

- Một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa/mề đay.

- Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn....

Cách phòng bệnh nhiễm sán lá gan lớn

Nhiễm sán lá gan lớn liên quan đến thói quen ăn uống, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý:

- Không ăn sống các loại rau mọc dưới nước. Bác sĩ CKI Đinh Trần Ngọc Mai (khoa dinh dưỡng - tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) khuyến cáo: Khi sử dụng rau ăn sống nên lựa chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo xuất xứ. Trước khi ăn cần rửa kỹ dưới vòi nước chảy nhiều lần, ngâm qua nước muối hoặc các loại dung dịch rửa rau giúp loại trừ phần nào ký sinh trùng gây hại.

- Cần sử dụng nước sạch để ăn uống. Không uống nước lã.

- Cần rửa tay trước khi ăn, khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với phân, rác thải….

- Cần quản lý phân người và phân động vật thật tốt, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; Không dùng phân tươi để bón rau.

- Định kỳ tẩy sán cho trâu, bò, cừu, dê... 

Bệnh sán lá gan lớn là bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh sán lá gan lớn. Các thuốc dự phòng giun sán trên thị trường hiện nay không có tác dụng với loại sán lá gan lớn này. Mỗi loại giun sán sẽ được điều trị bằng thuốc phù hợp.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm