Ung thư hắc tố là bệnh lý ác tính có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây
2 thực phẩm "quen mặt" làm tăng số ca ung thư đại trực tràng
Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da bạn thường bỏ qua
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày không nên bỏ qua
Kinh nghiệm chống nắng an toàn cho trẻ
Ung thư hắc tố (melanoma) là bệnh Ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocyte - tế bào quyết định màu sắc da. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn cần theo dõi vị trí các nốt ruồi, các chấm đen xuất hiện trên cơ thể mình để sớm phát hiện sự thay đổi bất thường.
Ung thư hắc tố là dạng ung thư da không chừa một ai, tuy nhiên, một số đối tượng sẽ có nguy cơ cao hơn. Hiểu rõ một vài thông tin về ung thư hắc tố giúp bạn xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn nhằm bảo vệ làn da lâu dài.
Những đối tượng cần tầm soát hàng năm
Theo TS.BS Laura Ferris – chuyên gia da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ), không phải ai cũng cần khám da liễu hằng năm. Đối tượng được khuyến cáo tầm soát định kỳ là người có những tổn thương đáng ngờ trên da, hoặc đang được theo dõi do có nguy cơ ung thư da cao như:
- Có da trắng và có tiền sử bỏng nặng.
- Gia đình có tiền sử ung thư hắc tố.
- Có tiền sử mắc ung thư da.
- Có các nốt ruồi không điển hình.
Người có da ngăm vẫn có thể bị ung thư hắc tố
Ung thư hắc tố không phải căn bệnh chỉ gặp ở người có làn da sáng màu. Tuy tỷ lệ ở người da trắng cao hơn hẳn các chủng tộc khác, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư da nguy hiểm này. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, người có da ngăm, da đậm màu thường phát hiện ung thư hắc tố ở giai đoạn muộn, làm nguy cơ tử vong tăng cao.
Theo Quỹ Ung thư da, người có da ngăm thường phát triển khối u hắc tố ở những vị trí tì đè, nhưng không tiếp xúc nhiều với ánh nắng như lòng bàn tay, bàn chân, khiến bệnh không được phát hiện kịp thời.
Người suy giảm miễn dịch có nguy cơ ung thư hắc tố
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc bệnh tự miễn hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cần thăm khám da liễu định kỳ và bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời kỹ càng. Nguyên nhân là đối tượng này có nguy cơ ung thư hắc tố cao hơn. Nguyên nhân là hệ miễn dịch suy yếu không thể phòng chống các tế bào phát triển ác tính trên da.
Đối tượng được khuyến cáo tầm soát ung thư hắc tố định kỳ gồm: Người đang điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, người được ghép tạng, người điều trị HIV và các bệnh ung thư khác…
Yếu tố di truyền trong ung thư hắc tố
Nguy cơ ung thư hắc tố đến từ các yếu tố về môi trường (tiếp xúc nhiều với tia UV) và yếu tố di truyền. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 10% người mắc ung thư hắc tố có tiền sử mắc bệnh này trong gia đình. Nguy cơ tăng cao hơn khi bạn có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc căn bệnh này.
Người từng mắc ung thư da cần đề phòng ung thư hắc tố
Các dạng ung thư da khác như ung thư biểu mô tế bào đáy (dạng phát triển chậm và ít di căn) hay ung thư biểu mô tế bào vảy đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố. Người đã từng điều trị ung thư hắc tố cũng cần chăm sóc da và sức khỏe kỹ càng hơn để ngăn bệnh tái phát.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự đoán chính xác các yếu tố khiến ung thư hắc tố tái phát. Tuy nhiên, nguy cơ cao nhất là trong vòng 5 năm sau điều trị. Thậm chí hàng chục năm sau, ung thư hắc tố vẫn có thể quay trở lại.
Người mắc ung thư hắc tố không phải tránh ánh nắng hoàn toàn
Theo TS.BS Ferris, người mắc ung thư hắc tố không nhất thiết phải nhốt mình trong nhà và tránh ánh nắng mặt trời hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên thận trọng khi tiếp xúc với ánh nắng, đồng thời sử dụng nhiều lớp bảo vệ da. Ngoài việc dùng kem chống nắng và thoa lại đều đặn, bạn cũng nên mặc trang phục có khả năng chống tia UV, đội mũ. Chỉ nên hoạt động ngoài trời vào khung giờ ánh nắng yếu (như trước 9h sáng và sau 16h), tìm bóng râm để hạn chế tác động tiêu cực của ánh nắng.
Bình luận của bạn