Thận trọng với dị ứng hải sản

Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng hải sản

Nơi ẩn náu của các tác nhân gây dị ứng trong nhà

Cảnh giác với các dấu hiệu dị ứng thực phẩm

Trẻ tiếp xúc với chó, mèo có thể giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Dấu hiệu dị ứng thực phẩm và cách xử trí

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dị ứng hải sản

Động vật có vỏ là một trong 8 nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nhất, ảnh hưởng tới khoảng 2,5% dân số thế giới. Việt Nam là một trong những khu vực mà người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dị ứng hải sản, động vật có vỏ nhất.

Các loại cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, ốc... là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ trở thành những kháng nguyên.

Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng, tạo ra histamin. Histamin sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những phản ứng khác nhau: Tại hệ hô hấp gây hắt hơi, ngạt mũi, khó nuốt, khó thở; với hệ tiêu hóa thường gây đau bụng, tiêu chảy; Tác động tới da sẽ gây ngứa, mề đay, sưng nề.

Dị ứng hải sản có thể gây nôn mửa, nổi mề đay, sưng phù mặt

Dị ứng hải sản có thể gây nôn mửa, nổi mề đay, sưng phù mặt

Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ. Phản ứng dị ứng không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Trường hợp dị ứng nhẹ thì nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao. Bình thường vài giờ sau, các triệu chứng sẽ giảm và hết dần. Cũng có trường hợp có các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, thậm chí sốc phản vệ. 

Thưởng thức hải sản an toàn

 

Người có nguy cơ dị ứng hải sản khi thành viên trong gia đình có cơ địa dị ứng; Hoặc mắc một trong các bệnh dị ứng như: Hen suyễn, chàm, phát ban, viêm xoang… Đối tượng này khi ăn những món hải sản lạ thì nên thử từng ít một. Riêng trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên tuyệt đối không cho thử những loại hải sản lạ. Ngay cả với những loại hải sản thông thường, cha mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít, nếu sau đó thấy an toàn mới ăn tăng lên.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản tốt nhất là ăn chín uống sôi. Tuyệt đối tránh ăn cá mực, trứng cá, các loại cá biển tái hay chưa nấu chín. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không ăn tôm, cua, sò, hến chết. Cua chết càng lâu thì lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc.

Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc cấp tính.

Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác, dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

 

Khi có các biểu hiện của dị ứng, việc đầu tiên cần làm khi bị dị ứng hải sản là gây nôn, để loại bỏ các chất dị ứng trong thức ăn không phóng thích vào cơ thể thêm nữa. Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc chống dị ứng và điều trị thích hợp.

Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2l nước sẽ làm giảm các triệu chứng về dị ứng, đặc biệt là dị ứng hải sản.

Người bị dị ứng nhẹ (nổi mề đay cấp, ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi...) chỉ cần dùng thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sỹ để giảm triệu chứng. Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa, tuyệt đối không nên cào gãi.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa