Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực sau ăn: Khi nào cần lo lắng?

Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực sau ăn có phải là vấn đề nghiêm trọng?

Tim đập nhanh, hở van 2 lá nhẹ điều trị thế nào tốt nhất?

Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, đánh trống ngực

Đánh trống ngực sau khi ăn: Hãy cẩn thận với các thực phẩm sau

Cách giảm đánh trống ngực, tim đập nhanh khi ngủ không cần dùng thuốc

Theo BS. Jay Sengupta từ Viện Tim mạch Minneapolis, Bệnh viện Abbott Northwestern (Mỹ): “Đánh trống ngực là tình trạng làm cho bạn cảm thấy như tim đang đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua một nhịp, hoặc nhịp đập không đều”.

Thông thường, các cơn đánh trống ngực thường xảy ra sau khi vận động mạnh, tập thể dục… Tuy nhiên, đôi khi cơn đánh trống ngực có thể xảy ra sau khi ăn và gây ra cảm giác khó chịu hoặc sợ hãi cho người bệnh.

Đánh trống ngực sau ăn: Khi nào cần lo lắng?

Trong đa số trường hợp, đánh trống ngực sau khi ăn thường là lành tính, đặc biệt nếu tình trạng này diễn ra không quá thường xuyên. Trên thực tế, việc bổ sung quá nhiều caffeine, đường, rượu bia, các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế… cũng có thể là nguyên nhân gây đánh trống ngực sau khi ăn.

Đánh trống ngực sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Tuy nhiên, nếu cơn đánh trống ngực kéo dài, tần suất xảy ra thường xuyên… chúng có thể cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh rối loạn nhịp tim.

BS. Eric Williams từ Bệnh viện Tim mạch Mercy St. Louis (Mỹ) cho biết: “Nếu tình trạng đánh trống ngực sau khi ăn thường xuyên lặp đi lặp lại sau hầu hết các bữa ăn, bạn nên kiểm tra, thăm khám để tìm ra vấn đề kịp thời. Tốt hơn hết, bạn nên thận trọng khi thấy lo lắng, bất an về tình trạng nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hoặc khi tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác như đau tức ngực, hụt hơi, chóng mặt, choáng váng”.

Nếu tình trạng đánh trống ngực sau khi ăn thực sự xảy ra do bệnh rối loạn nhịp tim (mà dạng đáng quan tâm nhất là rung nhĩ), bạn sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. BS. Eric Williams cảnh báo các biến chứng này có thể bao gồm đột quỵ, ngừng tim đột ngột…

Có thể làm gì để ổn định nhịp tim?

Để giảm và kiểm soát tình trạng đánh trống ngực sau ăn, trước hết bạn nên xác định xem tình trạng này có phải do tác động của các thực phẩm bạn đã ăn trước đó hay không. Bạn cũng có thể thử chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch hơn như chế độ ăn Địa Trung Hải để làm giảm nguy cơ phát triển chứng loạn nhịp tim.

Ngoài ra, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm tần suất đánh trống ngực sau ăn, giúp bạn kiểm soát bệnh rối loạn nhịp tim (nếu có).

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Health.usnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch