Chuyên gia chia sẻ những cảnh báo cho người mắc bệnh hen, COPD lúc giao mùa

PGS.TS Chu Thị Hạnh tư vấn cho bệnh nhân mắc COPD tại BV Bạch Mai

Vitamin D hỗ trợ bệnh nhân COPD như thế nào?

8 biến chứng thường gặp của COPD

Chuyên gia chia sẻ những sai lầm của người bị COPD khiến bệnh trở nặng

Khám và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đa phần gặp ở độ tuổi trung niên trở lên, thường là sau 40 tuổi vì các yếu tố nguy cơ chính vẫn là tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi ô nhiễm môi trường, trong nhà và nghề nghiệp sau một thời gian dài.

Tuy nhiên có những bệnh nhân COPD gặp ở lứa tuổi trẻ do có tiền sử tiếp xúc sớm các yếu tố nguy cơ hoặc bất thường về gene (mặc dù những bệnh nhân này rất hiếm gặp) hoặc họ bị hen phế quản nhưng không được quản lý và điều trị đúng.

Những dấu hiệu ban đầu khi mắc bệnh là ho, khạc đờm kéo dài (ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên) có khó thở tăng dần, ban đầu là khó thở khi gắng sức, khi leo dốc, khi làm việc nặng, sau đó khó thở cả lúc nghỉ ngơi và bệnh nhân thường chỉ đi khám khi có khó thở lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh, bệnh COPD diễn ra khá âm thầm, có những trường hợp bệnh nhân đi khám lần đầu tiên khi có đợt cấp vào nhập viện, suy hô hấp phải can thiệp thở máy, khi đó việc điều trị quản lý bệnh tật sẽ khó khăn hơn. Do vậy với những người có triệu chứng Hô hấp mạn tính có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì nên đi khám, đo chức năng hô hấp để xác định bệnh.

Đặc biệt bác sỹ Hạnh cũng cảnh báo, có những bệnh nhân vô tình dùng thuốc sai ví dụ như thuốc dự phòng thì dùng để cắt cơn, còn thuốc cắt cơn thì lại dùng để dự phòng, dùng sai hướng dẫn, thích dùng thuốc dạng uống mà bệnh nhân không biết những thuốc phun, xịt, hít mới được gọi là thuốc hàng đầu của điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, họ cứ nghĩ là thuốc viên thì mới có hiệu quả.

Người dân được đo chức năng hô hấp tại một buổi khám, tư vấn và phát thuốc miễn phí cho người mắc bệnh hen, COPD ở BV Bạch Mai

Vì vậy, để phòng tránh, bác sỹ Hạnh khuyến cáo, khi thời tiết thay đổi như thời điểm chuyển sang mùa lạnh, bệnh nhân hen, COPD phải giữ ấm không để bị nhiễm lạnh đột ngột, dễ bị nhiễm khuẩn và khởi phát đợt cấp. Để phòng tránh đợt cấp, người bệnh phải tránh các yếu tố nguy cơ gây ra như điều trị tốt các nhiễm trùng tai mũi họng, các bệnh lý đồng mắc như tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, tiêm vaccine phòng cúm, phòng phế cầu v.v... và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin, đạm hoặc các khoáng chất, hay nhờ tư vấn các bác sỹ dinh dưỡng để có chế độ thích hợp đối với từng người bệnh, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe

Với những người bị hen suyễn, COPD thì không nên dùng các loại thảm len, thảm bông trong nhà, không nuôi chó, mèo, chim cảnh, các cháu nhỏ không nên chơi thú bằng bông mà nên thay bằng gỗ, nhựa, tuân thủ điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sỹ, tái khám định kỳ, không được tự ý dùng thuốc ngoài chỉ dẫn của bác sỹ là điều rất quan trọng.

Nguyên Hương H+ (Ảnh: BVCC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin