Những điều cần biết về khí huyết của phụ nữ

Những điều bạn cần biết về khí huyết của phụ nữ

Bài thuốc Tứ vật thang giúp bổ khí huyết, lấy lại sức sống cho phụ nữ

Top 3 bài thuốc Đông y có tác dụng bổ khí huyết cho phụ nữ hiệu quả nhất

Những món ăn bồi bổ khí huyết cho "ngày khó chịu"

4 động tác yoga giúp lưu thông khí huyết, da dẻ hồng hào

Khí huyết là gì?

Khí huyết trong cơ thể bao gồm khí và huyết, là nguồn nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể sống.

Khí là chất dinh dưỡng (có nguồn gốc từ thức ăn) vận hành trong cơ thể, là sự biểu hiện hoạt động của các tạng phủ, khí quan.

Huyết là chất dịch màu đỏ cũng có nguồn gốc từ thức ăn được tỳ vị chuyển đổi mà thành. Chúng luân chuyển khắp cơ thể, mạch máu để nuôi dưỡng toàn thân. Huyết được sinh ra từ hai con đường chính: Một là, thận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh thành huyết. Hai là, tỳ khí hóa tinh hoa thủy cốc rồi qua tác dụng khí hóa của Tâm Phế mà thành.

Khí huyết kém là gì?

Khí huyết kém (trong y học cổ truyền còn gọi là khí huyết hư, hay khí huyết lưỡng hư) có thể gây nên các chứng bệnh khác nhau, làm phát sinh rất nhiều bệnh tật. Trong cơ thể con người, khí để chỉ công năng hoạt động của các tạng phủ, còn huyết để chỉ sự lưu thông của máu. Khí và huyết luôn đi cùng nhau, khí hành thì huyết hành, khí hư thì huyết kém.

Biểu hiện của khí huyết kém

Phụ nữ thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt có thể là biểu hiện của khí huyết kém

Phụ nữ ở giai đoạn kinh kỳ nếu khí huyết ứ đọng, không được bồi bổ dễ dẫn đến tình trạng: thiếu máu, sạm da, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Lúc này da sẽ trở nên không đều màu, xanh xao. Trong một số trường hợp, làn da sẽ thiếu sức sống và thậm chí là tái nhợt. Lưu thông máu kém sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và điều này sẽ tạo ra các vết nám, sạm, tàn nhang, các đốm đen hoặc da bị thâm, thậm chí còn hình thành nếp nhăn.

Huyết kém chỉ chứng huyết dịch trong cơ thể không đủ dẫn đến suy nhược toàn thân. Do đặc điểm giới tính mà hàng tháng phụ nữ hành kinh mất đi một lượng máu trong cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt và các chứng bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến việc điều hoà khí huyết. Khí huyết kém cũng là một nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, làm rối loạn nội tiết và suy giảm công năng hoạt động của buồng trứng khiến dễ mắc các bệnh phụ khoa và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Bồi bổ khí huyết là việc mà mỗi người phụ nữ nên làm hàng ngày. Theo các chuyên gia sản phụ hoa, việc bồi bổ khí huyết đối với chị em, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hay tập luyện, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, phòng ngừa rối loạn nội tiết. Cân bằng nội tiết tố cũng được coi là giải pháp quan trọng trong bồi bổ khí huyết ở Phụ nữ. Trong đó, lựa chọn một số sản phẩm thảo dược như tinh chất mầm đậu nành, bài thuốc y học cổ truyền Tứ vật thang sẽ giúp chị em cân bằng nội tiết, bồi bổ khí huyết, bồi bổ sức khỏe an toàn, hiệu quả.

Nguyên Hương H+

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân

Mất kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ? - Ảnh 7Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.

Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.

Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; Phụ nữ suy giảm nội tiết tố; Phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; Phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.

XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC 

Webstite: http://yxuan-tredep.vn/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên