Những điều cần biết về chứng giãn tĩnh mạch chân
Tất y khoa: Giải pháp đơn giản cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Tại sao triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng vào mùa Đông?
Cách giảm đau khi bị suy giãn tĩnh mạch
Dành 15 phút mỗi ngày phòng bệnh suy tĩnh mạch
Phụ nữ cao tuổi dễ bị giãn tĩnh mạch
Bạn có biết rằng suy giãn tĩnh mạch chủ yếu được phát hiện ở phụ nữ? Đặc biệt là những phụ nữ trên 50 tuổi thì nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch lại càng cao. Vì vậy, nếu bạn là phụ nữ đã ngoài 50 tuổi và thường cảm thấy đau đớn ở chân thì bạn cần sớm tham khảo ý kiến các bác sỹ.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ
Hầu hết mọi người chỉ biết rằng việc đứng hoặc ngồi hàng giờ có thể dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch mà hông không hề biết rằng béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ. Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ gây áp lực lên vùng bụng mà còn làm gia tăng áp lực lên đôi chân của bạn.
Laser nội tĩnh mạch là cách điều trị an toàn
Laser nội tĩnh mạch (Ablation Endovenous) là lựa chọn điều trị tốt và an toàn nhất cho chứng giãn tĩnh mạch. Đây là một liệu pháp nhanh chóng, không đau và không để lại sẹo. Ngoài ra, nó là một các điều trị khuyến khích dùng cho những người bị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh thận.
Giãn tĩnh mạch có thể hình thành cục máu đông
Trong một số trường hợp, chứng giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự xuất hiện của cục máu đông. Nếu cục máu đông nằm ở các tĩnh mạch sâu hoặc tim và phổi, nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt
Để phòng ngừa và phát hiện sớm được chứng giãn tĩnh mạch thì bạn nên đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Một số triệu chứng như đau, sưng và cảm giác nặng nề ở đôi chân... có thể là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch.
Bình luận của bạn