Những điều cần biết về thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là bệnh lý xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ

Mù, liệt sau khi mổ thoát vị bẹn

Tìm ra bí quyết để hết đau do thoát vị đĩa đệm

​Phương pháp mới điều trị thoát vị bẹn

Viêm xương khớp có gây thoát vị âm đạo?

Bé bị thoát vị rốn có nhất thiết phải phẫu thuật không?

Ở nam giới, ống bẹn chứa thừng tinh, trong khi ở phụ nữ, bộ phận này chứa dây chằng tròn tử cung. Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do bẩm sinh hoặc do sau này mắc phải. Trẻ em, người lao động nặng, người có tuổi do thành bụng yếu, người bị táo bón lâu ngày… đều là những đối tượng có thể bị thoát vị bẹn.

Triệu chứng của thoát vị bẹn

Bệnh không chỉ biểu hiện triệu chứng ở vùng bẹn mà còn có thể tác động đến những bộ phận sinh dục ngoài như bìu (ở nam giới) và môi lớn (ở nữ giới)…

Thoát vị bẹn xuất hiện khi có khối phồng lên ở bẹn, thường diễn ra từ từ, dẫn đến cảm giác đau, nặng và khó chịu ở vùng bẹn. Dấu hiệu này có thể xuất hiện ngày càng rõ rệt khi áp lực ổ bụng tăng lên (khi bệnh nhân làm việc nặng nhọc, ho, rặn, chảy, nhảy…). Khối thoát vị có thể xuất hiện thường xuyên khi đứng hoặc biến mất khi nằm, nghỉ ngơi… Do đó, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân thường tự đẩy khối thoát vị lên, khiến mọi người thường chủ quan.

Thoát vị bẹn có thể ảnh hưởng đến bìu (ở nam giới)

Trong trường hợp nam giới bị thoát vị bẹn (ruột chui vào bìu) hoặc nữ giới (buồng trứng rơi vào khe hở) không tự lên được thì được gọi là thoát vị bẹn nghẹt. Khi đó, các tạng tụt xuống càng lúc càng rõ, làm căng phồng và đau. Toàn bộ bụng có thể đau quặn từng cơn, kèm theo buồn nôn, nôn mửa, bụng trướng… Trong trường hợp thoát vị bẹn nghẹt là quai ruột, nguy cơ tắc ruột và hoạt tử rất dễ xảy ra do thiếu máu nuôi dưỡng, gây nguy hiểm đến tính mạng và cần cấp cứu kịp thời.

Yếu tố nguy cơ gây thoát vị bẹn

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này là:

- Di truyền

- Tiền sử thoát vị bẹn

- Giới tính nam mắc nhiều hơn

- Sinh non

- Thừa cân hoặc béo phì

- Mang thai

- Ho mạn tính

- Táo bón thường xuyên

- Thường xuyên phải đứng quá lâu

Các loại thoát vị bẹn

Người ta chia thành 2 dạng là thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị bẹn gián tiếp. Thoát vị bẹn gián tiếp là dạng bệnh thường xảy ra ở những trẻ đẻ non, trước khi ống bẹn phát triển đầy đủ. Loại thoát vị này cũng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời và chỉ xảy ra ở nam giới.

Thoát vị bẹn trực tiếp thường xảy ra ở người lớn. Người ta cho rằng tình trạng suy yếu cơ bắp trong giai đoạn này có thể dẫn đến thoát vị trực tiếp. Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Đái tháo đường và Tiêu hóa của Mỹ (NIDDK), loại thoát vị này phổ biến ở nam giới.

Mọi người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi khi nghi ngờ bị thoát vị bẹn cần được thăm khám càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm do thoát vị bẹn gây ra.

Thoát vị bẹn thường được điều trị bằng cách phẫu thuật mổ hở hoặc mở nội soi để đưa khối thoát vị vào ổ bụng và khâu bịt chắc lỗ bẹn.

Người bị thoát vị bẹn sau khi điều trị vẫn có thể có nguy cơ tái phát hoặc gặp phải những biến chứng như nhiễm trùng sau phẫu thuật, bị sẹo… Bệnh nhân cần đi khám bác sỹ ngay nếu gặp phải những triệu chứng, biến chứng bất thường.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp