Gừng là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong nhà bếp nhưng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe
Đẹp từ da đến tóc nhờ củ gừng
5 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của củ gừng
Củ gừng chữa bệnh: Nhanh chóng, đơn giản mà chẳng ai ngờ
Món ngon 10 phút: Mực xào gừng ngon lạ
Không dùng khi bị cao huyết áp
Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.
Đối với những người huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
Phụ nữ mang thai và cho con bú
mang thai chị em cần phải lưu ý trước khi ăn gừng
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Không dùng gừng vào buổi tối
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, gây mất ngủ, không tốt cho sức khỏe.
Không ăn khi đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày bạn cần hạn chế sử dụng gừng trong các bữa ăn
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sỹ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng làm cho bệnh càng nhiêm trọng hơn.
Không nên ăn gừng trong thời gian dài
Nếu bạn bị nóng trong người, nổi mụn, viêm phổi, phù nề phổi và hạch bạch huyết, viêm dạ dày, viêm gan siêu vi, sưng thận, sỏi thận... bạn không nên ăn gừng trong thời gian dài.
Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng bị mọc mầm, dập nát không nên sử dụng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn.
Bình luận của bạn