Bạn có thể tưởng tượng được người bệnh ung thư vú phải trải qua những khó khăn gì?
Đau xương và phát ban da có thể cảnh báo ung thư máu
Bụi mịn PM2.5 và nỗi lo làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Podcast: Ô nhiễm không khí có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú không?
Lần đầu tiên điều trị thành công ung thư hạch bằng 2 kỹ thuật cao
Theo BS. Michelle Tseng - bác sĩ chuyên ngành xạ trị ung thư - từ Liên minh Xạ trị và Ung thư châu Á (Asian Alliance Radiation and Oncology - AARO), dưới đây là một số thách thức lớn mà người bệnh ung thư vú có thể phải đối mặt, không chỉ trong quá trình điều trị mà còn trong suốt cuộc đời của họ:
Hình ảnh cơ thể và lòng tự tôn
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh ung thư vú. Theo đó, một số nữ bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vú, thậm chí là cả 2 bên vú.
Việc phẫu thuật để điều trị chắc chắn sẽ làm thay đổi hình dạng cơ thể tự nhiên của người phụ nữ, tác động đáng kể tới hình ảnh cơ thể cũng như lòng tự tôn của người bệnh. Nhiều người bệnh ung thư vú cho biết họ cảm thấy mất mát, đau buồn, thay đổi nhận thức về bản thân.
Tính nữ và bản sắc
Bộ ngực là một phần quan trọng quyết định tính nữ của một người. Chắc hẳn không một người phụ nữ bình thường nào lại nghĩ tới việc mất đi bộ ngực trong đời.
Do đó, việc bệnh ung thư tới và cướp đi bộ ngực có thể gây ra nhiều xáo trộn về mặt cảm xúc, khiến người phụ nữ cảm thấy như mất đi tính nữ và bản sắc của bản thân.
Khó khăn trong các mối quan hệ
Dường như đây là vấn đề khá phổ biến, nhưng lại ít được chú ý tới mà nhiều người bệnh ung thư vú phải đối mặt. Theo đó, những thay đổi về thể chất và tinh thần do căn bệnh này mang tới có thể tác động tới các mối quan hệ của người bệnh theo những cách không thể ngờ tới.
Cho dù người thân có hỗ trợ tới thế nào, vẫn rất khó để họ có thể hiểu được chính xác những gì người bệnh ung thư vú đang phải trải qua. Một số người bệnh còn cảm thấy khó khăn khi tâm sự về nhu cầu hay những nỗi sợ của họ với người thân. Điều này vô tình lại làm ảnh hưởng tới tình cảm của cả 2 bên về lâu dài.
Nỗi lo về khả năng sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
Ung thư vú có thể ảnh hưởng tới mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của BS. Tseng, cô từng gặp những bệnh nhân chỉ trong độ tuổi 20. Với những bệnh nhân trẻ tuổi như vậy, có thể họ đang hoặc thậm chí còn chưa bắt đầu kế hoạch lập gia đình hay có con. Tuy nhiên, tất cả những dự định này dường như sẽ phải dừng lại sau khi nhận chẩn đoán ung thư vú.
Một số người có thể chấp nhận sự thật này vì họ cho rằng mạng sống của chính mình đáng giá hơn. Tuy nhiên, với một số người, việc giấc mơ về một gia đình nhỏ bị tan vỡ đột ngột như vậy có thể là điều rất khủng khiếp, khó chấp nhận.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp những người đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư vú hiểu và thêm yêu bản thân. Với những người có người thân mắc bệnh, hy vọng các bạn cũng có thể thấu hiểu và chia sẻ, cùng họ chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.
Bình luận của bạn