Điều trị ung thư vú: Cần chú ý tới cả yếu tố tinh thần!

Các bác sĩ nên quan tâm hơn tới yếu tố tinh thần của người bệnh ung thư vú

Podcast: Ô nhiễm không khí có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú không?

Lần đầu tiên điều trị thành công ung thư hạch bằng 2 kỹ thuật cao

Dấu hiệu nhận biết ung thư xương giai đoạn đầu

Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

“Bạn cảm thấy thế nào? Bạn thấy lo lắng về điều gì? Bạn có tôi cần giải thích thêm về điều gì, hay cần một lời khuyên với tư cách là một người bạn”? Dường như đây đều là những câu hỏi trên thực tế ít khi, thậm chí gần như không bao giờ xuất hiện tại các phòng khám, dù nguyên nhân không phải do các y bác sĩ thiếu quan tâm tới người bệnh.

Theo một khảo sát trên 34 quốc gia được thực hiện vào năm 2022, các chuyên gia nhận thấy hầu hết các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu đều đang gặp phải tình trạng quá tải. Dù không nằm trong số các quốc gia được nghiên cứu, nhưng nhiều chuyên gia y tế ở Singapore cũng cho biết họ thường xuyên cảm thấy kiệt sức, quá tải.

Điều này có thể khiến việc tư vấn của các bác sĩ vô tình trở nên khô khan hơn, khiến những giây phút quý giá họ có với người bệnh chỉ còn đơn thuần là cuộc trao đổi về khía cạnh y tế, về việc điều trị mà thôi.

Liệu pháp trò chuyện giúp thúc đẩy quá trình phục hồi

BS. Michelle Tseng (đứng giữa) cùng đội ngũ nữ nhân viên y tế tại AARO - Ảnh: AARO

BS. Michelle Tseng (đứng giữa) cùng đội ngũ nữ nhân viên y tế tại AARO - Ảnh: AARO

Thực trạng kể trên thực sự khiến BS. Michelle Tseng - một bác sĩ với chuyên ngành xạ trị ung thư - cảm thấy lo ngại. Là một thành viên của Liên minh Xạ trị và ung thư châu Á (Asian Alliance Radiation and Oncology - AARO), BS. Tseng cho rằng nên áp dụng liệu pháp trò chuyện trong quá trình điều trị, đặc biệt là khi điều trị ung thư vú - căn bệnh có thể gây ra các tàn phá kéo dài cho người bệnh, kéo dài tới cả sau khi hồi phục.

Do làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe tư nhân, BS. Michelle Tseng có nhiều thời gian và không gian hơn để không chỉ điều trị, mà còn thực sự quan tâm tới cảm giác của người bệnh. Cô cho rằng sứ mệnh của mình là phải “bình thường hóa ý tưởng cần quan tâm tới cả sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân ung thư vú, bên cạnh quá trình điều trị thông thường”.

Từng làm việc trong các bệnh viện công của Singapore, BS. Tseng hiểu rõ những hạn chế về nguồn lực và nhân lực mà các bệnh viện phải đối mặt, cũng như không thể lúc nào cũng có thể quan tâm đầy đủ tới sức khỏe tinh thần và cảm xúc của từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, cách tiếp cận toàn diện này là phương pháp đúng đắn vì ung thư vú có thể gây ra những tác động đặc biệt lớn tới cảm xúc của người phụ nữ, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi thể chất của người bệnh.

 

Quá trình điều trị toàn diện không chỉ đơn giản là thăm khám cho bệnh nhân. Theo đó, toàn bộ quá trình, từ thăm khám, chẩn đoán tới điều trị là một hành trình đầy thăng trầm mà người bệnh cần được hỗ trợ. Nhiều người bệnh không dám bày tỏ sự lo lắng của họ vì lo làm mất quá nhiều thời gian của bác sĩ, làm ảnh hưởng tới tâm lý của người thân. Tuy nhiên, người bệnh thực sự cần được cung cấp một khoảng thời gian, không gian an toàn để có thể thoải mái chia sẻ những nỗi lo, những sự băn khoăn của họ với nhóm điều trị.

Các nữ bệnh nhân nên được lựa chọn bác sĩ nữ như họ mong muốn

Theo chia sẻ của BS. Tseng, cô thường nhận được yêu cầu thăm khám một mình mà không có sự hiện diện của các đồng nghiệp nam. Nguyên nhân là bởi nhiều người bệnh thấy thoải mái hơn với các bác sĩ nữ.

“Tôi muốn cho tất cả các bệnh nhân nữ quyền lựa chọn bác sĩ nữ nếu họ muốn. Tôi tin rằng đơn giản là phụ nữ hiểu những người phụ nữ khác hơn. Bản thân là một người phụ nữ, tôi thấy dễ dàng đồng cảm hơn với các bệnh nhân nữ và trải nghiệm của họ. Đây không phải vấn đề về năng lực của bác sĩ, mà chỉ đơn giản là nên tôn trọng quyền lựa chọn của người bệnh. Một khi người bệnh cảm thấy thoải mái với bác sĩ, họ có thể chia sẻ một cách cởi mở hơn về các triệu chứng. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn”, BS. Tseng cho biết.

Theo BS. Tseng, lý tưởng nhất là đội ngũ y tế cần nhận thức được tầm quan trọng về sức khỏe tinh thần và cảm xúc của người bệnh. Đây là bước khởi đầu tốt cho bất kỳ cơ sở y tế nào. Hình thức phòng khám nơi bác sĩ tập trung vào quá trình điều trị, trong khi các y tá tập trung vào vấn đề tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân cũng là một mô hình hoạt động tốt.

Vi Bùi (Lược dịch theo Cnalifestyle)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư