Bạn có thể bị say nắng nếu lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời
5 cách phòng chống say nắng mùa Hè đơn giản
Tại sao lại dễ bị say nắng trong mùa Hè?
Những cách xử lý khi bị say nắng mùa Hè bạn nên biết
Say nắng mùa Hè nguy hiểm thế nào?
Nước ép ngó sen - mía
Nếu bị say nắng, bạn lấy 100gr ngó sen tươi ép lấy nước cốt rồi pha cùng 50ml nước mía để uống. Uống với số lượng 2 lần mỗi ngày để có tác dụng tốt nhất.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu giúp cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C và các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Mg... Theo y học cổ truyền, dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thường được dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng. Khi bị say nắng, bạn có thể ép dưa hấu lấy nước và uống từng chút một.
Nước ép dưa hấu chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể
Nước ép bí xanh
Theo y học cổ truyền, bí xanh có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi bị say nắng, bạn có thể uống nước ép bí xanh pha với một chút muối.
Nước sắn dây
Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp. Dùng 2 - 3 thìa canh sắn dây hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Nước mía
Nước mía có nhiều đường, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nên nó giúp chữa say nắng hiệu quả. Bạn có thể dùng mía tươi ép lấy nước và uống.
Nước mía giúp giải nhiệt hiệu quả
Nước rau má
Rau má có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Khi bị say nắng, bạn có thể dùng rau má tươi xay nhuyễn, pha với nước hoặc nước dừa để uống. Bạn cũng có thể dùng rau má để nấu canh hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà.
Nước chanh
Nước chanh có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn do say nắng. Khi bị say nắng, bạn có thể uống một cốc nước chanh pha được pha thêm muối hoặc đường.
Sữa
Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Bạn nên uống 2 - 3 cốc sữa một ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.
Bình luận của bạn