Khi bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ cần lưu ý

Thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm là từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi.

Video: Những sự thật "siêu phàm" về trẻ em

Nên cho trẻ ăn mấy quả trứng gà một ngày?

Sữa bột Aptamil trẻ em gây ngộ độc?

Video: Cảnh báo về xâm hại tình dục ở trẻ em

Hãy lưu ý một số vấn đề sau trước khi bắt đầu cùng con bước vào hành trình ăn dặm.

 

Thời điểm bắt đầu và kết thúc phải chuẩn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi lúc này trẻ cần 700 kcal/ngày. Do đó, cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu. Nhưng mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hoà nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.

Ăn từ ít đến nhiều

Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.

Từ loãng đến đặc

Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn thì mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.

Từ ngọt đến mặn

Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.

Cho con làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày

Đây là cách để phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu bé không phản ứng gì với loại thức ăn đó, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban… thì mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.

Cân đối các nhóm thực phẩm

Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: Gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: Dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: Rau củ và các loại trái cây. Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.

Không thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của con

Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên cho muối vào thức ăn của con vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức. Tuy nhiên, đừng bao giờ quên cho một thìa dầu ăn trước khi tắt bếp!

Viết Chung (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ