Tắm cho cún cưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết 8 mẹo này
Phải làm sao nếu cún cưng ăn phải bả chuột?
Cún cưng cũng rất cần dưỡng ẩm
Cún cưng nên và không nên ăn loại trái cây nào?
Dấu hiệu cún cưng bị sỏi thận và cách điều trị
Theo Bác sĩ thú y Amy Attas, người sáng lập Trung tâm chăm sóc thú cưng City Pets, The House Call Vets tại Mỹ, tắm rửa vẫn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc chó, bất kể mùa nào trong năm. Bởi lẽ, cún cưng cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh các vấn đề về da và lông như: mùi hôi tự nhiên, vết bẩn do liếm láp, hoặc các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh…Tần suất tắm cho cún cưng không phải là một con số cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng phổ biến nhất vẫn là 1 tháng 1 lần. Để đỡ “vất vả” hơn khi tắm cho cún vào mùa Đông, chủ nuôi có thể tham khảo các mẹo sau:
1. Chải lông trước khi làm ướt
Làm ướt lông rối trước khi chải là một sai lầm phổ biến. Nước sẽ làm cho các sợi lông bị bết dính vào nhau, khiến các nút thắt trở nên khó gỡ hơn. Điều này không chỉ gây khó chịu cho cún cưng mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương da khi cố gắng gỡ rối.
2. Chọn nơi tắm phù hợp
Việc lựa chọn địa điểm tắm cho thú cưng phụ thuộc rất lớn vào kích thước của chúng và điều kiện không gian tại nhà. Với những chú chó nhỏ, một chiếc bồn rửa mặt thông thường hoặc thậm chí là một chiếc bồn rửa lớn trong phòng tắm là có thể đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, đối với những chú chó lớn hơn, bồn tắm hoặc vòi sen trong phòng tắm sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thú cưng, hãy trải một tấm thảm chống trượt dưới sàn và cố định chúng bằng dây xích vào một điểm cố định trên tường.
Lưu ý, trong tiết trời mùa Đông, không nên tắm cho cún cưng ngoài trời.
3. Sử dụng sữa tắm phù hợp
Trước khi chọn mua sữa tắm cho thú cưng, điều quan trọng là bạn cần xác định rõ tình trạng da và lông của chó, đặc biệt là các vấn đề dị ứng. Mục đích của việc tắm cũng là yếu tố quyết định loại sản phẩm phù hợp bởi trên thị trường sản phẩm dành cho thú cưng hiện nay không đơn thuần chỉ có 1 loại sữa tắm làm sạch mà còn rất nhiều loại khác với nhiều công dụng như: mượt lông, khử mùi, điều trị bệnh về da. Thâm chí, một số nhà sản xuất còn cho ra đời các loại sữa tắm chuyên dùng cho các màu lông khác nhau.
Theo bác sĩ thú y Attas, các loại sữa tắm có chứa yến mạch dạng keo và dầu xả có bơ hạt mỡ, dầu dừa, lô hội thường rất thích hợp cho da cún, đặc biệt là những chú chó có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, bà cũng khuyến cáo nên tránh sử dụng dầu gội khô, vì nếu không được làm sạch kỹ, chó có thể liếm phải và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
4. Pha loãng sữa tắm
Trước khi tắm cho cún, cần pha loãng sữa tắm và dầu xả. Việc làm này giúp sữa tắm dễ ngấm vào lông hơn. Tỷ lệ pha loãng phù hợp sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn dầu gội khỏi lông, tránh gây kích ứng da. Cụ thể, đối với chó nhỏ, bạn có thể pha loãng khoảng 15ml dầu gội với 360ml nước, còn đối với chó lớn, lượng dầu gội có thể tăng lên từ 30ml đến 60ml cho cùng một lượng nước.
5. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Nhiệt độ nước lý tưởng để tắm cho cún nên tương đương với nhiệt độ cơ thể của chúng. Do cún có nhiệt độ cơ thể cao hơn người, nước tắm cần ấm. Tuy nhiên, trong trường hợp cún cưng mắc bệnh tim hoặc cảm thấy khó chịu, có thể điều chỉnh nhiệt độ nước xuống mức mát hơn để giúp chúng thư giãn.
6. Giúp cún cưng “hợp tác” khi tắm
Một số chú chó rất thích tắm và thích chơi với nước nhưng cũng có một số lại không chịu “hợp tác”. Để việc tắm gội trở nên dễ dàng hơn, các sen có thể khiến cún mất tập trung bằng cách thoa một lớp bơ đậu phộng mỏng lên một bề mặt sạch ở tầm với của chúng. Việc này sẽ giúp cún tập trung vào việc thưởng thức món ăn và hạn chế di chuyển.
7. Lưu ý những điểm dễ bỏ sót
Nên chú ý làm sạch kỹ lưỡng các bộ phận như chân, khuỷu tay, phía sau và dưới tai, cũng như vùng dưới đuôi cho chó. Ngoài ra, để tránh làm ướt mặt cún, bạn có thể dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng.
8. Lau, sấy khô thật kĩ sau khi tắm xong
Để lông cún ẩm ướt có thể dẫn đến nhiều vấn đề về da. Không chỉ vậy, lông ướt còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, khiến bộ lông nhanh chóng bị bết dính và mất đi vẻ bóng mượt. Đặc biệt vào mùa Đông, lông ướt có thể khiến cún cưng bị cảm lạnh và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Bình luận của bạn