Bệnh trĩ - Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý ở vùng hậu môn, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh

Thể dục cho người bị bệnh trĩ

Đừng nhầm ung thư với bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi!

Cứu sống cháu bé mắc bệnh "triệu người có một"

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Các triệu chứng của trĩ

- Đau rát hậu môn: Là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất. Người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn khi đại tiện, đặc biệt khi bị táo bón hoặc khi bị tiêu chảy. Trong và sau đại tiện cơn đau sẽ kéo dài thêm vài giờ đồng hồ nữa hoặc ở mức độ nặng hiện tượng này có thể kéo dài âm ỉ thường dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

- Đại tiện ra máu: Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu chỉ chảy máu khi bị táo bón. Máu chảy ít và rất kín đáo, chỉ hiện trên giấy chùi vệ sinh hoặc trong phân có vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu, dù táo bón ít hay táo nhiều, thậm chí có trường hợp không táo bón, nhưng rặn phân vẫn có máu. 

Triệu chứng của bệnh trĩ

Tùy theo mức độ bệnh của mỗi người mà tình trạng đại tiện ra máu với số lượng và tần suất ít nhiều khác nhau. Hiện tượng chảy máu có khi còn xuất hiện khi vận động mạnh, ngồi ở tư thế xổm khi trĩ nội đã đến độ 3 hoặc 4.

Biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ

Ban đầu búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được (trĩ độ 2), đến độ 3 trĩ sa xuống không tự co lên được mà phải dùng tay nhét vào mới được, khi đến độ 4 trĩ sa hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Ở mức độ sa búi trĩ thì phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng cho trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ.

Ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trĩ

Bên cạnh các dấu hiệu điển hình, bệnh trĩ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn… Không phải người mắc bệnh trĩ nào cũng xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên mà nó còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh. Nhiều người bệnh chỉ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng như không bị chảy máu khi đại tiện mà chỉ thấy đau rát và sa búi trĩ, một số khác chỉ thấy dấu hiệu đau rát hoặc chỉ bị đại tiện ra máu hoặc chỉ thấy sa búi trĩ.

Nguyên nhân của bệnh trĩ

Táo bón: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. 

Hội chứng lỵ:

Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Tăng áp lực ổ bụng:

Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, ho nhiều, người khuân vác nặng, phụ nữ chuyển dạ... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

Tư thế đứng: 

Các nghiên cứu ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may... khá cao.

Những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn nhóm người khác

Ngoài ra những người bị ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu, làm các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.

Một số bài tập tốt cho người bệnh trĩ

- Tập khi đi bộ: Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3 - 5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1 - 2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1 - 2 lần.

- Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình: Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền. Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, xiết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3 - 5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 đến 10 phút. Mỗi ngày tập 2 - 3 lần.

- Bài tập nâng hậu môn: Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10 - 20 lần.

- Bài tập co thắt hậu môn: Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 - 30 lần, mỗi ngày tập 2 - 3 lần.

Những động tác trên rất dễ thực hiện, bạn nên tập luyện thường xuyên để các động tác được thực hiện thuần thục sẽ rất có ích cho việc cải thiện tình trạng bệnh của mình. Những bài tập trên sẽ tác động chủ yếu lên vùng hậu môn của bạn giúp co búi trĩ nhanh chóng.

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, đúng cách rất tốt cho những người bệnh trĩ. Tuy nhiên, những người bị bệnh này không nên tập luyện những bài tập quá nặng như tập tạ, chạy nhanh, các bài tập cơ bụng, thiền và yoga... Những bài tập này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bảo Nhi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa