Bạn đời của tôi bị hôi miệng lâu năm, phải làm sao?

Mùi hôi miệng đôi khi không bắt nguồn từ khoang miệng

Đái tháo đường biến chứng suy thận, đau khớp chân phải làm sao?

Đột quỵ não có phải là bệnh di truyền không?

Đái tháo đường: Đang tiêm insulin bị nổi mẩn đỏ có phải biến chứng không?

Podcast: Răng khôn mọc lệch phải làm sao?

Bác sĩ James Le Fanu – tác giả Chuyên mục Hỏi đáp BS. James trên tờ Telegraph (Anh), trả lời:

Chứng hôi miệng là nỗi khổ sở phổ biến lâu nay, khiến nhiều người gặp vấn đề trong giao tiếp xã hội. “Thủ phạm” dễ thấy nhất là do quá trình vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy những mảnh vụn thức ăn, gây ra sâu răng và bệnh viêm lợi. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy người mắc chứng hôi miệng chưa chú ý đến vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Tuy nhiên, từ câu chuyện của quý độc giả thì có thể thấy đây không phải nguyên nhân duy nhất. Những người tự ý thức được vấn đề mùi hơi thở của mình thường chăm đánh răng hơn cả, nhưng họ vẫn không thể loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng.  

Dù gì đi nữa, hơi thở hôi xuất hiện khi có các vi khuẩn sinh ra các hợp chất sulphur dễ bay hơi. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn tới hôi miệng kéo dài và cách xử lý.

Do phục hình răng

Tôi được biết câu chuyện từ một nha sĩ ở London về một bệnh nhân có mùi hôi miệng kéo dài. Nhưng sau khi thay vết trám bằng amalgam ở răng hàm, mùi hôi đã biến mất. Nguyên nhân là vi khuẩn có thể ẩn nấp bên dưới các vết nứt của răng trước quá trình hàn, trám răng. 

Lưỡi

Bề mặt gồ ghề phía ở dưới lưỡi là nơi tích tụ nhiều tế bào và vi sinh vật. Vì vậy, dù đánh răng sạch, mùi hôi vẫn có thể bắt nguồn từ vị trí này. Biện pháp tốt nhất để khắc phục là hãy sử dụng nước súc miệng sát khuẩn có chứa chlorhexidine hoặc vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng với bàn chải, cây cạo lưỡi.

Mũi và xoang

Viêm xoang không chỉ có duy nhất các triệu chứng ở mũi mà còn gây ra hiện tượng hôi miệng

Viêm xoang không chỉ có duy nhất các triệu chứng ở mũi mà còn gây ra hiện tượng hôi miệng

Người bị các bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính có thể bị chảy dịch mũi xuống họng, từ đó khiến hơi thở có mùi. Còn ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể nghi ngờ có dị vật mắc kẹt ở lỗ mũi.

Viêm dạ dày

Dịch vị dạ dày của chúng ta có tính acid, có khả năng diệt 99% vi khuẩn chỉ trong vài giây nên khó có thể gây hôi miệng. Tuy nhiên, vi khuẩn helicobacter (hay HP) là nguyên nhân gây viêm dạ dày, viêm loét phổ biến, đồng thời còn gây ra mùi hôi trong hơi thở. Dạ dày bị viêm do HP sẽ tạo ra khí sulfur với mùi hôi khó chịu. Khi điều trị với thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ nhận thấy hơi thở cải thiện và thơm tho hơn.

Giun kim

Ở trẻ em, bệnh giun kim không chỉ gây chán ăn, ngứa hậu môn mà còn là khiến hơi thở có mùi. Dùng thuốc kháng giun Mebendazole một liều duy nhất có thể xử lý tình trạng này.

Chứng hôi miệng khởi phát muộn

Chứng hôi miệng khởi phát lần đầu ở người ngoài 60 tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo các tế bào ác tính xuất hiện ở miệng, xoang mũi hoặc các vị trí gần đó. Người bệnh cần thăm khám kỹ càng để tìm ra chính xác nguồn gốc của mùi hôi miệng.

Mong rằng những thông tin trên giúp ông có thêm thông tin để đưa bạn đời đi kiểm tra sức khỏe cần thiết.

 

BS. James Le Fanu là bác sĩ đa khoa đã nghỉ hưu, đồng thời là nhà báo, tác giả của nhiều cuốn sách về y khoa. Ông tốt nghiệp Đại học Cambridge, sau đó làm việc tại Đơn vị Ghép thận, Bệnh viện St Mary (Vương quốc Anh).

 
Quỳnh Trang (Theo Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi