Đổ mồ hôi đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra
Những lưu ý mẹ buộc phải nhớ khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết
Mẹ cần làm gì khi bé thò lò mũi xanh?
7 sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ sơ sinh
Chăm trẻ sơ sinh: Những dấu hiệu cần gọi ngay bác sĩ
Nhiều bậc cha mẹ mới ngủ dậy đã thấy đầu con mình đổ nhiều mồ hôi. Trên thực tế, việc đầu trẻ đổ mồ hôi vào buổi sáng hoặc tối do nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, quần áo, không gian phòng ngủ chật chội… Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở đầu có biểu hiện giảm hay biến mất hoàn toàn chỉ khi trẻ có khả năng tự thay đổi thân nhiệt.
Hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ là điều bình thường không có vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, để trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả nhất là phải nắm được nguyên nhân của tình trạng này. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Trẻ bị sốt
Đầu của trẻ thường nóng hơn so với phần còn lại của cơ thể. Đây là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến đối với hầu hết trẻ sơ sinh. Khi bỗng nhiên trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều nhưng từ trước đến nay chưa từng xảy ra. Đây có thể là biểu hiện báo hiệu rằng trẻ đang bị sốt do bị viêm ở một cơ quan nào đó.
Trẻ đổ mồ hôi nhiều có thể do trẻ bị sốt
Nếu muốn kiểm tra sốt, mẹ có thể sờ má hoặc vùng da dưới cằm của trẻ. Để chắc chắn, mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Tuy nhiên, cơ thể của bé hoạt động khác với người lớn. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng nếu bé bị nóng đầu. Trường hợp trẻ sốt cao hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt thì mẹ nên nên được đến trung tâm y tế để hạ sốt dự phòng co giật và kiểm tra tìm nguyên nhân.
Do tuyến mồ hôi
Các tuyến mồ hôi ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng đầu, mặt. Ở trẻ sơ sinh có thể các tuyến mồ hôi khác chưa hoạt động mà chỉ có tuyến mồ hôi ở đầu hoạt động. Mẹ có thể nhận thấy điều này khi trẻ không đổ mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể mà chỉ đổ mồ hôi đầu. Nếu đầu bé đổ mồ hôi, điều đó có nghĩa là bé đang cảm thấy nóng.
Trẻ vào giai đoạn ngủ sâu
Nhiều người lo lắng khi đầu của trẻ đổ mồ hôi nhiều khi ngủ. Tuy nhiên, khi trẻ mới sinh ra, trẻ sẽ dành hầu hết thời gian cả ngày lẫn đêm để ngủ nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thường từ 3-4 tiếng một lần ngủ. Trong chu kỳ ngủ, sẽ có 2 giai đoạn, ngủ nông và ngủ sâu. Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu thường ở giai đoạn ngủ sâu. Biểu hiện này thường khá phổ biến. Vì thế đây không phải là vấn đề khiến cho mẹ quá lo lắng.
Trẻ đổ mồ hôi trong giấc ngủ sâu là do trẻ không thể tự mình chuyển tư thế như người lớn. Với một tư thế chỉ nằm một chỗ, khi cơ thể nhiệt độ tăng lên, sẽ gây ra đổ mồ hôi đầu.
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi khi bú
Giữ đầu liên tục khi cho trẻ bú khiến trẻ dễ đổ mồ hôi
Khi cho con bú, đa số các bà mẹ đều thích cho trẻ ở tư thế nằm nôi. Điều này đòi hỏi mẹ phải giữ đầu trẻ liên tục ở cùng một vị trí. Lòng bàn tay của mẹ tạo hơi ấm cho phần đầu non nớt của trẻ. Điều này có thể khiến đầu trẻ đổ mồ hôi khi bú. Nếu bạn vẫn cảm thấy đầu trẻ đổ nhiều mồ hôi liên tục, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
Bình luận của bạn