Trẻ liên tục ho về đêm: Những điều phụ huynh cần biết

Trong mùa Hè, rẻ có sức đề kháng yếu dễ bị ho kéo dài, tái phát liên tục

Những thói quen khiến trẻ bị viêm họng cấp trong mùa Hè

Viêm họng ở trẻ: Những điều cha mẹ chớ nên bỏ qua

Cách xử trí khi trẻ ho về đêm kéo dài

5 cách giảm ho tự nhiên mà hiệu quả

Nguyên nhân nào khiến trẻ ho về đêm?

Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể, nhằm tống các dị vật hoặc chất kích thích ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều vấn đề về hô hấp. Đặc biệt, khi trẻ ho nhiều về đêm, ho kéo dài dẫn đến quấy khóc, mất ngủ, khiến cha mẹ sốt ruột. Một số lý do sau có thể khiến trẻ ho nhiều về đêm:

Ho do kích ứng, nhiễm lạnh

Vào mùa Hè, trẻ vẫn có thể bị ho khi thường xuyên ở trong môi trường khô, lạnh như phòng điều hòa, máy lạnh. Nhiều gia đình có thói quen bật quạt chiếu thẳng vào vùng đầu, cổ, ngực của trẻ, khiến bé dễ nhiễm lạnh và mắc các bệnh viêm đường hô hấp.

Một số tác nhân gây kích ứng trong phòng ngủ của trẻ như bụi ở giường chiếu, đệm, thú bông, lông chó mèo… cũng có thể gây phản xạ ho ở trẻ. Khi đó, phụ huynh nên dọn dẹp nhà cửa, thay đổi đồ dùng thường xuyên cho trẻ.

Dùng quạt điện đúng cách trong phòng của trẻ em: Không để quạt trực diện, hướng thổi từ chân lên đầu trẻ

Dùng quạt điện đúng cách trong phòng của trẻ em: Không để quạt trực diện, hướng thổi từ chân lên đầu trẻ

Trong ngày trời nóng, cha mẹ không nên để điều hòa quá lạnh và khô. Nhiệt độ điều hòa không chênh lệch quá 7 độ C so với ngoài trời. Trẻ nên mặc quần áo thoáng mát và đắp thêm chăn mỏng khi nằm trong phòng điều hòa. Quạt điện cần để ở tốc độ thấp, không để gió hướng thẳng vào thân trên của bé.

Ho do dịch mũi chảy xuống họng

Lớp nhầy trên niêm mạc đường hô hấp có tác dụng bảo vệ đường thở khỏi tác nhân gây kích ứng và mầm bệnh. Tuy nhiên, khi bị xoang, viêm nhiễm hoặc dị ứng, chất nhầy tiết ra nhiều sẽ tích tụ và chảy xuống họng. Ban ngày trẻ chạy nhảy, nói chuyện nhiều khiến dịch tiết phần nào bị tống ra ngoài, trẻ ho ít. Thế nhưng khi trẻ đi ngủ, tư thế nằm khiến dịch nhầy vướng víu hơn, dẫn đến trẻ ho nhiều về đêm.

Cha mẹ có thể thử kê cao gối đầu khi ngủ, thực hiện vệ sinh mũi họng đều đặn cho bé để giảm bớt dịch mũi.

Ho do trào ngược dạ dày thực quản

Ho khan, viêm họng có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ho khan, viêm họng có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Dạ dày của trẻ thường nằm ngang, thực quản ngắn nên dễ gây trào ngược khi trẻ nằm. Tình trạng này khiến trẻ ho nhiều về đêm. Ngoài việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bé, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn no trước khi ngủ.

Ho do các bệnh viêm đường hô hấp

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch non yếu rất dễ mắc các bệnh về hô hấp trong mùa hè, trong đó có viêm phổi. Thời tiết nắng nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, mồ hôi thấm vào quần áo mà không được thay mới khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, thói quen tắm khi cơ thể vừa đổ nhiều mồ hôi dễ gây cảm lạnh và dẫn tới viêm phổi. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, trẻ bị viêm phổi còn có biểu hiện thở gấp, đau ngực, sốt cao, mệt mỏi.

Ho nhiều về đêm có thể là triệu chứng của hen phế quản (hen suyễn). Khi trẻ bị hen, đường thở luôn bị viêm, dễ co thắt, kéo theo các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở về đêm.

Nếu tình trạng ho không cải thiện, hãy đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng ho về đêm ở trẻ hiệu quả

 

Hiện nay, một xu hướng được nhiều phụ huynh lựa chọn để nâng cao sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ là sử dụng sản phẩm thảo dược. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm hoà tan có thành phần chính từ rẻ quạt - một dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và khẳng định hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh về họng, thanh quản.

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc cho thấy: Thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật, hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng cùng vitamin C, D3 và kẽm gluconate. Công thức này hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc họng đang bị tổn thương, giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên lâu dài.

Sản phẩm có mùi thơm nhẹ dịu của dược liệu nên trẻ rất dễ uống. Do đó, để cải thiện tình trạng ho về đêm ở trẻ, phụ huynh hãy tăng cường sức đề kháng cho con với sản phẩm cốm thảo dược mỗi ngày.

Quỳnh Trang

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm được kết hợp từ các thành phần gồm: Bán biên liên, xạ can, bồ công anh, sói rừng, vitamin C, kinh giới, cỏ lào, kẽm gluconate, vitamin D3.

Cốm Tiêu Khiết Thanh dùng cho người bị viêm đường hô hấp trên (viêm thanh quản, amidan, viêm họng) dẫn đến khản tiếng, mất tiếng; người có nguy cơ viêm đường hô hấp trên do nhiễm lạnh.

Hướng dẫn sử dụng:

Trẻ em 1–2 tuổi: Uống 1 gói/ngày.

Trẻ 2–5 tuổi: Uống ngày 2 lần mỗi lần 1 gói.

Trẻ 5-12 tuổi: Uống ngày 2 lần mỗi lần 2 gói.

Trẻ lớn hơn 12 tuổi và người lớn: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 gói.

Cách pha: Pha gói cốm với khoảng 20-30ml nước ấm. Khuấy đều và sử dụng. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng để có kết quả tốt.

Chi tiết liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa - Hà Nội.

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

XNQC: 01330/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp