Cách xử trí khi trẻ ho về đêm kéo dài

Ho đêm kéo dài ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ

Vì sao trẻ hay ho đêm?

Các cách khử mùi khai cho đệm khi bé tè dầm hiệu quả nhất

Trẻ viêm họng, viêm phế quản nhiều cần phòng ngừa thế nào?

Trẻ viêm họng mùa Đông: Mẹ cần chú ý những gì?

Tại sao trẻ ho nhiều về ban đêm?

Trẻ em là đối tượng dễ gặp các vấn đề về hô hấp trong mùa Đông, đặc biệt là tình trạng ho về đêm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ trước các tác nhân gây dị ứng trong đường hô hấp. Một số lý do sau khiến trẻ nhỏ ho nhiều hơn về đêm:

Tư thế nằm của trẻ

Ban ngày, trẻ liên tục chạy nhảy, vận động nên chất nhầy trong hệ hô hấp thoát ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi trẻ nằm ngủ, các chất nhầy, đờm chảy ứ đọng ở cổ họng sẽ kích thích phản xạ ho.

Nhiệt độ xuống thấp

Trong mùa Đông, nhiệt độ xuống thấp khi vào đêm và sáng sớm, cùng với không khí khô dễ khiến cổ họng của trẻ bị kích ứng. Do đó, trẻ thường ho về đêm và sáng sớm trong những ngày hanh khô hoặc trời trở lạnh đột ngột.

Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp

Trẻ hay ho đêm khi mắc các bệnh đường hô hấp trong mùa Đông

Viêm họng, hen suyễn và viêm xoang là những vấn đề hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ trong mùa Đông, khiến trẻ ho kéo dài hoặc từng cơn vào ban đêm. Khi xoang mũi, họng của trẻ bị viêm và kích ứng, đường thở dễ tắc nghẽn gây ra triệu chứng thở khò khè, đau rát họng…

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng ho về đêm ở trẻ có thể khởi phát khi bé ăn tối no hay quá muộn, phòng ngủ không vệ sinh, không khí ô nhiễm và nhiều bụi, lông động vật…

Biện pháp giảm ho đêm an toàn cho trẻ

Tình trạng ho về đêm kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới triệu chứng ho. Việc điều trị dứt điểm nguyên nhân sẽ giúp trẻ bớt ho đêm và tăng sức đề kháng trong mùa Đông.

Dưới đây là một số giải pháp an toàn có thể khắc phục nhanh triệu chứng ho đêm ở trẻ:

Làm sạch mũi cho trẻ

Rửa mũi là phương pháp hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Cha mẹ nên dùng dụng cụ bơm mềm, nhỏ khoảng 5 – 10 giọt nước muối sinh lý 0,9% vào mũi trẻ để làm thông và sạch đường mũi. Điều này sẽ có thể góp phần giúp trẻ giảm ho và ngủ yên giấc hơn.

Lưu ý: Không lạm dụng biện pháp rửa mũi với nước muối. Tuyệt đối không tự ý sử dụng xilanh để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì bơm xilanh áp lực cao, dễ gây sặc.

Cho trẻ uống siro ho

Quất hấp đường phèn giảm ho đêm hiệu quả cho trẻ trên 1 tuổi

Các loại siro trị ho có nguồn gốc thảo dược là sản phẩm an toàn và phù hợp nhất với trẻ nhỏ. Ngoài ra, một số biện pháp dân gian như cho trẻ uống mật ong hấp với lá húng chanh, lá hẹ, quất (tắc) hấp đường phèn, cũng giúp cải thiện tình trạng ho đêm ở trẻ nhỏ.

Trước khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm trên, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa Nhi. Trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong.

Nâng cao đầu trẻ khi ngủ

Kê cao đầu trẻ có thể giúp trẻ bớt ho khi ngủ

Khi trẻ ngủ, cha mẹ nên kê cao gối cho con ngủ sao cho đầu và vai cao hơn ngực. Biện pháp này giúp ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Ngoài ra, bụng, cổ, gan bàn chân là những bộ phận cần được giữ ấm để trẻ không nhiễm lạnh.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Nếu con bị ho nhiều, cha mẹ nên cho con uống nhiều nước ấm, ăn cháo loãng và các món soup dễ tiêu hóa. Trẻ nên ăn nhiều rau củ, nước ép trái cây để bổ sung vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch.

Dấu hiệu ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý đường hô hấp. Khi trẻ ho đêm kéo dài hơn 7 ngày, kèm theo các triệu chứng sốt cao, ho ra đờm có màu, mùi lạ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh và thuốc lạ khi chưa được bác sỹ kê đơn.
Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ