Những công nghệ đột phá trong lĩnh vực y tế giúp thay đổi cuộc sống

Những công nghệ đột phá trong lĩnh vực y tế giúp thay đổi cuộc sống con người.

5 công nghệ y học khó tin của người Israel

5 thành tựu công nghệ y khoa đột phá đầu năm 2022

Xây dựng kế hoạch đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam

Ireland: “Người khổng lồ” về công nghệ y tế

Công nghệ in 3D tái tạo tai người

Một bản sao chiếc tai của họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh sử dụng công nghệ in 3D được trưng bày tại bảo tàng ZKM, ở Karlsruhe, Đức - Ảnh: AFP via Getty Images

Một bản sao chiếc tai của họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh sử dụng công nghệ in 3D được trưng bày tại bảo tàng ZKM, ở Karlsruhe, Đức - Ảnh: AFP via Getty Images

Phương pháp này được công ty 3DBio Therapeutics phát triển. Đây cũng là trường hợp đầu tiên mô sống in bằng công nghệ 3D được cấy ghép trên người.

Phương pháp được sử dụng để chữa trị hội chứng thiểu sản vành tai, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ dẫn đến mất thính lực. Các bác sĩ thu các tế bào sụn từ tai bị dị tật của bệnh nhân và tái tạo chúng trong phòng thí nghiệm, rồi trộn các tế bào với loại “mực sinh học” gốc collagen. Sau đó, nguyên liệu được đưa vào máy in 3D, tạo thành bộ phận cấy ghép tương ứng với tai còn lại về hình dạng và kích thước.

Công ty 3DBio hướng đến sử dụng công nghệ này để chữa trị dị tật mũi, thoát vị đĩa đệm, chữa trị khớp xương và tái tạo tuyến vú sau phẫu thuật ung thư.

Công nghệ tái sinh gan ngoài cơ thể người

Giáo sư Pierre-Alain Clavien và giáo sư Philipp Dutkowski phẫu thuật cấy ghép lá gan đã được xử lý trong máy truyền dịch - Ảnh: USZ.

Giáo sư Pierre-Alain Clavien và giáo sư Philipp Dutkowski phẫu thuật cấy ghép lá gan đã được xử lý trong máy truyền dịch - Ảnh: USZ.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Zurich (Thụy Sĩ) đã phục hồi một lá gan hư tổn và cấy ghép thành công cho một bệnh nhân ung thư.

Lá gan khi hiến tặng này không đủ tiêu chuẩn cấy ghép nên được điều trị bằng thuốc trong một thiết bị truyền dịch có khả năng bắt chước cơ thể người lưu thông máu chứa oxy và thực hiện các chức năng quan trọng khác để lưu trữ gan trong vòng 3 ngày. Các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Zurich, ETH Zurich và Bệnh viện Đại học Zurich đã cấy ghép lá gan được phục hồi cho bệnh nhân ung thư, và người nhận lá gan hiện đang khỏe mạnh sau một năm được phẫu thuật.

Pin nhiên liệu sử dụng đường trong cơ thể người

Pin nhiên liệu sử dụng năng lượng từ glucose cho thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể người - Ảnh: Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Pin nhiên liệu sử dụng năng lượng từ glucose cho thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể người - Ảnh: Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Các kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Kỹ thuật Munich đã thiết kế loại pin nhiên liệu siêu mỏng sử dụng năng lượng từ glucose cho thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể người.

Philipp Simons, tác giả của nghiên cứu mới trên Tạp chí Advanced Materials, chia sẻ: “Glucose có ở khắp mọi nơi trong cơ thể và ý tưởng của nghiên cứu là thu và sử dụng nguồn năng lượng sẵn có này để cấp điện cho các thiết bị cấy ghép.”

Nhóm nghiên cứu từ MIT đã sử dụng vật liệu gốm làm chất điện phân thay vì polyme. Gốm có khả năng phân tách electron ở lượng thể tích rất nhỏ và chịu được nhiệt độ cao khi khử trùng thiết bị cấy ghép. Pin nhiên liệu được thiết kế thành lớp film mỏng, cung cấp điện cho các thiết bị cấy ghép nhỏ mà không làm tăng kích thước của thiết bị.

Thiết bị siêu âm thai tại nhà

Thiết bị của Pulsenmore cho phép các bác sỹ theo dõi tốt hơn các trường hợp mang thai cần chú ý đặc biệt

Thiết bị của Pulsenmore cho phép các bác sỹ theo dõi tốt hơn các trường hợp mang thai cần chú ý đặc biệt

Pulsenmore, một công ty của Israel, đã hợp tác cùng Tổ chức bảo trì sức khỏe (HMO) tạo ra một hệ thống siêu âm thai, giúp hàng ngàn bệnh nhân có thể tự siêu âm tại nhà.

Máy siêu âm tại nhà của Pulsenmore tương tự như hệ thống siêu âm truyền thống tại bệnh viện, nhưng được đơn giản hóa cho người dùng phổ thông. Ứng dụng điện thoại của Pulsenmore sẽ hướng dẫn phụ nữ mang thai sử dụng thiết bị để siêu âm. Hình ảnh sẽ tự động tải lên hệ thống đám mây để các bác sỹ của Cơ quan dịch vụ y tế Clalit kiểm tra. Kết quả được gửi lại về điện thoại của bệnh nhân và các bác sỹ sẽ gọi điện nếu cần.

Mới đây, GE Healthcare đã công bố khoản đầu tư 50 triệu USD nhằm giúp Pulsenmore mở rộng hoạt động tại các quốc gia. GE Healthcare cũng lên kế hoạch hợp tác với Pulsenmore để phân phối sản phẩm hiện có và phát triển các thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ chăm sóc tại nhà.

Tại Việt Nam, giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa còn là khái niệm mới mẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển của những công nghệ mới như thiết bị siêu âm tại nhà của Pulsenmore, chúng ta hoàn toàn có thể tin vào một tương lai sức khỏe được đảm bảo và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin