Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan
Nổi mụn nước quanh miệng có phải mắc tay chân miệng không?
20 cách điều trị bệnh tay chân miệng ngay tại nhà
Cách điều trị bệnh tay chân miệng và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Phải làm gì khi ở lớp học đã có trẻ bị bệnh tay chân miệng?
Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em. Bệnh do Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây ra. Để giảm nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng bạn nên rửa tay thường xuyên cho trẻ. Nếu trẻ mắc bệnh thì nên giữ trẻ ở nhà cho đến khi chúng khỏe lại và tất cả mụn nước đã khô. Trẻ có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần vì có nhiều chủng virus khác nhau gây bệnh tay chân miệng.
Trẻ có thể bị tay chân miệng nhiều lần
Điều gì khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tay, chân và miệng, nhưng nó phổ biến nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi và đặc biệt ở trẻ em trong độ dưới 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra trong thời tiết ấm áp, thường là vào mùa Hè hoặc đầu mùa Thu.
Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan từ người sang người thông qua ho hoặc hắt hơi. Trẻ em cũng có thể dễ dàng mắc bệnh khi chạm vào những đồ chơi có nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng và sau đó chưa tay hoặc đồ chơi vào miệng. Trẻ em bị bệnh tay, chân và miệng có khả năng lây bệnh cao nhất trong tuần đầu tiên (khi mụn nước chưa khô).
Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ?
Sốt nhẹ thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Trẻ thường bị sốt nhẹ sau 3 - 5 ngày tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Sau khi sốt, trẻ sẽ có các triệu chứng khác như mọc mụn nước đỏ trong miệng, tay hoặc chân. Trẻ thường cảm thấy đau họng, đau miệng và ăn mất ngon. Tay chân miệng thường nhẹ và kéo dài khoảng 3 - 7 ngày. Rất hiếm khi virus tay chân miệng gây ra biến chứng như viêm não hoặc viêm cơ tim. Bạn nên đưa con đến bác sỹ nếu trẻ không thể ăn uống được vì đau miệng, sốt cao hoặc bệnh không giảm trong vòng 1 tuần.
Trẻ bị tay chân miệng thường bị mọc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân và miệng
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà thế nào?
Nếu miệng của trẻ bị đau, bạn đừng cho chúng ăn đồ chua, mặn hoặc cay. Nên trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Nếu trẻ gặp các triệu chứng khó chịu do bệnh tay chân miệng thì bạn có thể cho trẻ uống paracetamol. Lưu ý: Nên sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sỹ. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành. Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Bình luận của bạn