Bạn biết gì về máu?
Ngày hiến máu thế giới 2017: Cùng tìm hiểu quy trình hiến máu
Các loại thuốc có thể làm gia tăng cholesterol trong máu
10 điều cần ghi nhớ trước và sau khi hiến máu
Hiến máu nhân đạo: Bạn đã biết gì về việc hiến máu?
Máu có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm:
- Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến phổi và các mô
- Hình thành các cục máu đông để ngăn ngừa tình trạng mất máu quá mức
- Mang các tế bào và các kháng thể chống lại nhiễm trùng
- Mang các chất thải đến thận và gan, lọc và làm sạch máu
- Điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Máu chạy qua tĩnh mạch, động mạch và mao mạch chứa khoảng 55% huyết tương, 45% là tế bào máu. Khoảng 7-8% trọng lượng cơ thể của bạn là máu.
Các thành phần của máu và vai trò
Huyết tương
Thành phần chất lỏng trong máu được gọi là huyết tương, bao gồm hỗn hợp nước, đường, chất béo, protein và muối. Công việc chính của huyết tương là vận chuyển các tế bào máu đến khắp nơi trong cơ thể, cùng với chất dinh dưỡng, chất thải, kháng thể, protein đông máu, các chất hóa học như hormone và protein giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Hồng cầu
Được biết đến dưới dạng màu đỏ sáng, các tế bào hồng cầu là tế bào dồi dào nhất trong máu, chiếm 40-50% dung tích. Quá trình sản xuất tế bào hồng cầu được kiểm soát bởi erythropoietin – một hormone được sản xuất chủ yếu bởi thận.
Tế bào hồng cầu bắt đầu như tế bào chưa trưởng thành trong tủy xương, và sau khoảng 7 ngày trưởng thành sẽ được giải phóng vào máu. Không giống như nhiều tế bào khác, tế bào hồng cầu không có nhân và có thể dễ dàng thay đổi hình dạng, giúp chúng phù hợp với các mạch máu khác nhau trong cơ thể. Tế bào hồng cầu tồn tại trung bình 120 ngày.
Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein đặc hiệu gọi là hemoglobin – giúp vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể, sau đó thải ra carbon dioxide từ cơ thể đến phổi để có thể thở ra được.
Bạch cầu
Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Chúng ít hơn khối lượng tế bào hồng cầu, chiếm khoảng 1% lượng máu của bạn.
Loại bạch cầu phổ biến nhất là bạch cầu trung tính, tức là tế bào "phản ứng nhanh" và chiếm từ 55-70% tổng số bạch cầu. Mỗi bạch cầu trung tính sống ít hơn 1 ngày, vì vậy tủy xương của bạn phải liên tục tạo ra bạch cầu trung tính mới để duy trì sự bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Việc truyền bạch cầu trung tính thường không có hiệu quả vì chúng không tồn tại trong cơ thể lâu.
Một loại khác của tế bào bạch cầu là lymphocyte. Có 2 dạng chính: Tế bào lympho T giúp điều chỉnh chức năng của các tế bào miễn dịch khác và trực tiếp tấn công các tế bào và khối u bị nhiễm trùng; Tế bào lympho B tạo ra các kháng thể, đó là các protein chuyên biệt nhắm vào vi khuẩn, virus, và các tác nhân ngoại lai khác.
Tiểu cầu
Không giống như các tế bào hồng cầu và bạch cầu, tiểu cầu không phải là tế bào mà là những mảnh nhỏ của tế bào. Tiểu cầu giúp quá trình đông máu bằng cách tập hợp tại chỗ thương tích, dính vào lớp niêm mạc của mạch máu bị tổn thương, tạo thành một nền tảng giúp quá trình đông máu có thể xảy ra. Điều này dẫn đến sự hình thành một cục máu đông, bao phủ vết thương và ngăn ngừa máu chảy ra, thúc đẩy việc chữa bệnh.
Số lượng tiểu cầu nhiều hơn bình thường có thể gây đông máu một cách không cần thiết, có thể dẫn đến đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ trong liệu pháp chống kết tập tiểu cầu, có những phương pháp điều trị sẵn có để giúp ngăn ngừa tình trạng này. Ngược lại, số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường có thể dẫn đến chảy máu (xuất huyết).
Bình luận của bạn