4 khám phá mới giúp bạn hiểu hơn về cholesterol

Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Cholesterol

Vì sao COVID-19 nguy hiểm với người bị tiểu đường, tim mạch, hen suyễn?

Giảm chỉ số LDL cholesterol, giảm bao nhiêu là đủ?

Có nên ngừa tích tụ u vàng cholesterol vùng mắt bằng TPCN?

Bị cholesterol cao nên hạn chế ăn gì?

Thực tế, cholesterol là hợp chất phức tạp và chế độ ăn uống chỉ là một yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể. Nghiên cứu của Tạp chí của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng học Hoa Kỳ chỉ ra chế độ ăn ít chất béo không có tác động đáng kể đến mức cholesterol trong máu. Cân nặng, tuổi tác và di truyền được cho là những nhân tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim.

Dưới đây là những khám phá mới của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về cholesterol:

Tập thể dục làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)

Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là một cholesterol “tốt”, có chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể. Do đó, HDL cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô và nguy cơ xơ vữa động mạch – tác nhân gây nhồi máu cơ tim và đột quy.

30 phút tập aerobic, đi bộ nhanh mỗi ngày có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng gần 25% mức HDL cholesterol trong vòng 3 tháng.

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày thúc đẩy cholesterol "tốt" sản sinh

Carb toàn phần và carb tinh chế

Carb toàn phần là carb đơn giản nhất và xuất hiện tự nhiên trong một số loại thức ăn, bao gồm hoa quả, rau tươi, sữa và các sản phẩm từ  sữa. Carb tinh chế là carb được chế biến để giữ lại các thành phần dinh dưỡng cần thiết và đa phần chất xơ tự nhiên bị loại bỏ.  

Phép so sánh đơn giản để thấy chế độ ăn ảnh hưởng đến việc điều hòa cholestorol trong cơ thể. Carb trong bánh mì trắng chứa nhiều cholesterol hơn phô mai kem bởi nó được làm từ bột lúa mì tinh chế - bột này được xay từ những hạt lúa mì đã được tách lớp vỏ cám bên ngoài.

Khi hàm lượng chất xơ không cao, cơ thể hấp thụ thức ăn và tạo ra cảm giác thèm ăn nhanh hơn. Nếu bạn ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng lượng acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng cholesterol và tổn thương đến mạch máu. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen hằng ngày bằng cách thường xuyên sử dụng các loại chất xơ như bột yến mạch, rau củ và hoa quả.

Thực phẩm giàu cholesterol không phải là kẻ thù

Cholesterol trong thực phẩm khác hoàn toàn với cholesterol trong máu. Nói cách khác, bạn ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao (như tôm và trứng) không có nghĩa là mức cholesterol trong máu của bạn sẽ tăng đột biến.

Thực tế, những tác nhân làm tăng cholesterol gồm: carb tinh chế, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa – đó chính là kẻ thù thực sự.

Những trường hợp đặc biệt cần chú ý chế độ ăn uống

Apolipoprotein E (hay ApoE) là một loại protein trong máu giúp loại bỏ cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) đến gan.  

Loại protein này có chức năng vận chuyển cholestorol dư thừa về gan để thực hiện quá trình đào thải. Tuy nhiên, gene ApoE4 - một biến thể gene của ApoE có cơ chế hoạt động ngược, ngăn cơ thể bạn chuyển hóa chất béo và carb. Điều này dẫn đến tích tụ cholesterol, nguy cơ mắc bệnh về tim, đái tháo đường và Alzheimer cao.

Nếu chế độ ăn uống chưa được hợp lý dẫn đến phần dư thừa của chất béo chuyển hóa và carb được chuyển đổi thành cholesterol gây ra những hệ lụy đến sức khỏe.

Trường hợp gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tim hoặc nồng độ cholesterol và triglyceride trong cơ thể cao, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu ApoE để xác định rõ biến thể ApoE4 và có phương pháp điều trị hiệu quả. Để tránh hệ lụy từ các biến thể đặc biệt ApoE, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể dục và sử dụng thực phẩm chức năng để điều hòa cholesterol ở mức an toàn.

Phạm Mơ H+ (Theo EatingWell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch