Thừa hay thiếu magne đều có thể làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer, sa sút trí tuệ
7 yếu tố giúp người cao tuổi luôn khỏe mạnh, minh mẫn
Bạn đã thực sự hiểu rõ về sa sút trí tuệ ở người già?
Làm sao để ngăn ngừa sa sút trí tuệ?
Đái tháo đường, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Nghiên cứu của Đại học Erasmus (Hà Lan) được thực hiện trên 9.500 người có độ tuổi trung bình là 65, chưa từng mắc chứng sa sút trí tuệ và đã được kiểm tra nồng độ magne trong máu. Theo đó, những người tham gia nghiên cứu đã được chia thành 5 nhóm dựa trên mức magne trong máu của họ và được tiến hành theo dõi trong suốt khoảng thời gian 8 năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã có 823 người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ, trong số đó có tới 662 người mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những người trong nhóm có mức magie cao nhất và thấp nhất đều có nguy cơ cao mắc chứng sa sút trí tuệ tăng đến 30% so với những người trong nhóm có mức magie trung bình.
Cụ thể, có 160/1.771 người đã mắc chứng sa sút trí tuệ trong nhóm magne thấp (tương đương với tỷ lệ 10,2/1.000 người/năm). Đối với nhóm có nồng độ magne cao, có 179/1.748 người đã mắc chứng sa sút trí tuệ (tương đương 11,4/1.000 người/năm). Trong khi đó, chỉ có 102/1.387 người trong nhóm có mức magne trung bình phát triển chứng sa sút trí tuệ (tương đương 7,8/1.000 người/năm).
Các nhà nghiên cứu nói rằng, nếu các kết quả này được xác nhận, các xét nghiệm máu để đo mức độ magne có thể sẽ được sử dụng như một biện pháp sàng lọc cho những người có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó, nó cũng giúp mọi người hiểu được họ có nên thực hiện việc bổ sung magne hay không.
TS. Brenda Kieboom - thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Đại học Erasmus cho biết: "Nếu mọi người có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng chất bổ sung, điều đó có thể có lợi. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế, vì vậy sẽ cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định điều này".
Bình luận của bạn