- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Tập thể dục cường độ cao có thể bảo tồn các tế bào thần kinh sản sinh dopamine
Tuổi thọ của người bệnh thoái hóa chất trắng não như thế nào?
Người già bị run nhiều ở tay có nguy hiểm không?
Phương pháp xoa bụng có giúp cải thiện run tay do rối loạn thần kinh thực vật?
Chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson bằng cách nào?
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhiều hình thức tập thể dục có liên quan tới việc cải thiện các triệu chứng bệnh Parkinson. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy tập thể dục có thể tạo ra những thay đổi ở cấp độ não bộ.
Giờ đây, một nghiên cứu trên 10 người bệnh Parkinson cho thấy tập thể dục nhịp điệu ở cường độ cao có thể giúp bảo tồn các tế bào thần kinh sản sinh dopamine - những tế bào não dễ bị phá hủy nhất ở người bệnh Parkinson.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế NPJ Parkinson's Disease, các nhà khoa học nhận thấy rằng sau 6 tháng duy trì thói quen tập thể dục cường độ cao, tế bào thần kinh thực sự đã phát triển khỏe hơn, sản sinh ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh dopamine.
Theo GS.TS. Evan D. Morris từ trường Y khoa Yale (Mỹ), một trong những tác giả nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên các bằng chứng hình ảnh được sử dụng để xác nhận các thay đổi sinh học trong não bộ của người bệnh Parkinson, diễn ra trong quá trình tập thể dục cường độ cao”.
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh Parkinson
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, tập thể dục cũng là một phần thiết yếu trong quá trình kiểm soát bệnh Parkinson.
Trước đây, đã có nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục cường độ cao - các bài tập giúp người tập đạt 80 - 85% mức nhịp tim tối đa, phù hợp với độ tuổi - 3 lần/tuần trong vòng 6 tháng có tương quan với việc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn vận động nghiêm trọng.
Các nhà khoa học từ trường Y khoa Yale cũng đã sử dụng những kết quả trên làm hình mẫu cho nghiên cứu mới của mình. Họ cũng đánh giá nghiên cứu mới có thể cho thấy tập thể dục thực sự có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ bệnh.
Sử dụng hình ảnh não bộ để nghiên cứu tác động của việc tập thể dục cường độ cao
Các nhà khoa học từ trường Y khoa Yale đã tiến hành nghiên cứu trên những người được chẩn đoán bệnh Parkinson trong vòng 4 năm trở lại. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh Parkinson vẫn chưa mất hết các tế bào thần kinh sản sinh dopamine.
Ban đầu, tất cả những người tham gia đều trải qua thời gian thử nghiệm kéo dài 2 tuần, đảm bảo họ có thể chịu đựng được cường độ của các bài tập thể dục trước khi chính thức bước vào thời gian nghiên cứu.
Bắt đầu giai đoạn nghiên cứu, những người tham gia được quét não MRI để đo lượng neuromelanin - một sắc tố được tìm thấy trong các tế bào thần kinh sản sinh dopamine ở vùng chất đen; Quét PET để đo mức khả dụng của chất vận chuyển dopamine (DAT) - một loại protein giúp tế bào thần kinh duy trì mức độ dopamine thích hợp.
10 người tham gia đã duy trì thói quen tập thể dục cường độ cao phù hợp, trong khoảng thời gian nghiên cứu kéo dài 6 tháng. Các bài tập chủ yếu mô phỏng các chuyển động hàng ngày của cơ thể, giúp cơ bắp làm việc cùng nhau, tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng di chuyển cơ bản như đi, chạy, nhảy, mang, vác… phù hợp với người bệnh Parkinson.
Các bài tập được thực hiện với cường độ cao, giúp duy trì nhịp tim của người tham gia ở mức cao trong phần lớn thời gian tập luyện. Những người tham gia được đeo máy đo nhịp tim để đảm bảo họ đạt tới nhịp tim mục tiêu, cũng như dùng các thiết bị khác để ghi lại chuyển động. Sau 6 tháng, các nhà nghiên cứu lặp lại quá trình quét MRI và PET.
Tập thể dục cường độ cao giúp “đẩy lùi” thoái hóa thần kinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 9/10 người tham gia nghiên cứu đã có sự gia tăng đáng kể cả về lượng neuromelanin và DAT ở vùng chất đen. Điều này cho thấy tập thể dục cường độ cao không chỉ làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, mà còn giúp hệ thống sản sinh dopamine phát triển khỏe mạnh hơn.
Các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson hiện có chỉ giúp điều trị triệu chứng. Các loại thuốc chưa thể tác động tới nguyên nhân “gốc rễ” hay thay đổi diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên, dường như việc tập thể dục có thể tiến xa hơn một bước, giúp bảo vệ não ở cấp độ tế bào.
Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để tìm hiểu thêm về khả năng bảo vệ thần kinh của việc tập thể dục, song các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa lịch trình tập thể dục phù hợp vào kế hoạch điều trị bệnh Parkinson. “Mọi người đều có thể tập thể dục. Đây là một phương pháp rẻ và an toàn (nếu bạn thực hiện đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia) để bảo vệ hệ thần kinh cho người bệnh Parkinson, trì hoãn tiến triển của bệnh”.
Vi Bùi (Theo Medicine.yale.edu)
TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân
Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn