- Chuyên đề:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
Tình trạng ợ nóng khi tập thể dục là khá phổ biến
Đình chỉ lưu hành một loại thuốc chống ợ nóng không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tình trạng ợ nóng của bạn nguy hiểm thế nào?
Thuốc ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đau ngực do ợ nóng dễ bị nhầm lẫn với cơn đau tim nguy hiểm
Khảo sát tình trạng ợ nóng khi tập thể thao
Theo khảo sát trực tuyến của hãng Pepcid trên 1.000 người, có 75% nam giới và nữ giới trong độ tuổi 35 – 60 tuổi đôi khi trải nghiệm tình trạng ợ nóng khi tập thể thao. 31% số người gặp tình trạng này hàng tuần.
Những người đôi khi bị ợ nóng trung bình mất 15% thời gian tập luyện do tình trạng này. Những người bị ợ nóng hàng tuần mất 45% thời gian tập thể dục do ảnh hưởng chứng ợ nóng.
Theo đó, cứ 5 người lại có 2 người phải từ bỏ việc tập thể thao do ảnh hưởng từ chứng ợ nóng.
Ợ nóng khi tập thể thao có thể do trào ngược acid dạ dày gây ra
Điều này đặt ra một nghịch lý là mọi người thì đều muốn cố gắng tập thể dục để khỏe mạnh hơn nhưng tình trạng ợ nóng khi tập luyện không chỉ gây khó chịu mà còn có thể khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng.
Tại sao tập thể dục lại gây ợ nóng?
Tập thể dục và một số hoạt động thể chất khác có thể khiến cơ thể phải dùng sức nhiều khiến cho lượng thức ăn trong dạ dày bị di chuyển theo khi hoạt động. Các hoạt động thể dục có thể khiến thức ăn và dịch tiêu hóa (có tính acid) va đập vào thành dạ dày, thậm chí trào ngược vào thực quản (trào ngược acid dạ dày), gây ra tình trạng ợ nóng.
Làm thế nào để giảm tình trạng ợ nóng khi tập thể thao?
Trước khi quyết định ngừng kế hoạch tập luyện, hãy thử áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm tình trạng ợ nóng khi tập luyện:
- Đợi ít nhất 1 giờ sau ăn trước khi bắt đầu tập thể dục để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều caffeine.
- Uống thuốc làm giảm độ acid trong dạ dày trước khi tập thể dục.
- Chọn các bài tập thể dục phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng trào ngược acid dạ dày. Các bài tập như chạy bộ, đi bộ nhanh có thể làm tăng nguy cơ ợ nóng. Những người bị ợ nóng nên thực hiện các bài tập như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội vì các bài tập này ít ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày.
Nếu vẫn tiếp tục bị ợ nóng khi tập luyện kể cả sau khi đã làm theo những lời khuyên trên, hãy trao đổi thêm với bác sỹ để được tư vấn cụ thể.
Vi Bùi H+ (Theo Verywell)
Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa: Thực phẩm chức năng Bảo Vị An - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Thực phẩm chức năng Bảo Vị An có thành phần: Cao Dạ cẩm, Cao Khổ sâm nam, Cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), Cao Tam thất nam.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, giảm triệu chứng đau tức, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị; Giúp giảm đau xung huyết hang vị, viêm thực quản do trào ngược và triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu; Giúp bổ tỳ, kiện vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, chảy máu và loét dạ dày, tá tràng tái phát.
XNQC: 852/2015/XNQC-ATTP
*sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn