Có cần phải làm xét nghiệm cổ tử cung mỗi năm?

Xét nghiệm cổ tử cung (Pap) là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.

Tại sao trẻ em nên tiêm chủng vaccine ngừa HPV?

Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung phụ nữ không nên bỏ qua

Tăng khả năng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đến 55%

Ra máu bất thường có phải là ung thư cổ tử cung?

Đang mang thai có nên dùng TPCN Nga Phụ Khang hỗ trợ điều trị u xơ tử cung?

Tiến sỹ Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:

Chào bạn, 

Pap là viết tắt của “Test Papanicolaou”, một phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và ung thư tế bào cổ tử cung.  Nhờ có xét nghiệm Pap, 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra

Câu trả lời cho câu hỏi của bạn thường là có. Lý do để thực hiện xét nghiệm này thường xuyên là để có thể giúp phát hiện ung thư cổ tử cung sớm nhất và có thể giúp chữa trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ít thường xuyên làm xét nghiệm Pap ở phụ nữ trẻ cũng phát hiện được như nhiều ung thư sớm khác. Các nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng, rất nhiều phụ nữ lớn tuổi với kết quả xét nghiệm Pap luôn là bình thường (như bạn) có nguy cơ cực kỳ thấp với ung thư cổ tử cung.

Những nghiên cứu này đã đưa đến những hướng dẫn mới vào năm 2012. Họ khuyến cáo phụ nữ với độ tuổi từ 21 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần hoặc những phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi muốn kéo dài thời gian sàng lọc thì nên làm xét nghiệm kết hợp giữa Pap và HPV cho mỗi 5 năm/lần. (Hầu hết ung thư cổ tử cung là do nhiễm các loại virus HPV - một virus lây nhiễm qua quan hệ tình dục).

Thêm vào đó, hầu hết phụ nữ từ 65 tuổi trở nên và phụ nữ đã cắt bỏ tử cung không cần làm xét nghiệm Pap. Ngoại trừ những phụ nữ có tiền sử với các tế bào tiền ung thư, ung thư cổ tử cung hoặc có kết quả xét nghiệm Pap/HPV bất thường.

Các khuyến cáo mới xuất phát từ sự hiểu biết sâu hơn về cách ung thư cổ tử cung phát triển. Nó không phải là sự phát triển một cách nhanh chóng. Thay vào đó, có những giai đoạn tiền ung thư rõ ràng phải mất nhiều năm để phát triển.

Bác sỹ sẽ dùng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, dùng dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung và lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi. 

Nhược điểm của xét nghiệm Pap thường xuyên là gì? Với những phụ nữ trẻ, xét nghiệm Pap thường xuyên có thể dẫn tới các kết quả dương tính giả (kết quả xét nghiệm cho thấy có khả năng mắc ung thư như thật nhưng thực ra là không phải). Kết quả dương tính giả đó có thể dẫn tới sự lo lắng và băn khoăn không cần thiết. Nó cũng kéo theo việc thực các xét nghiệm sâu hơn như soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung. Những xét nghiểm chẩn đoán này có thể gây chảy máu âm đạo, nhiễm trùng và đau đớn.

Xét nghiệm Pap và HPV cũng có thể dẫn đến kết quả âm tính giả (kết quả xét nghiệm bình thường nhưng thực ra là bạn đã mắc ung thư). Với kết quả sai lầm này, một phụ nữ có thể ít xuất hiện các triệu chứng đáng lo ngại để bác sỹ có thể lưu ý.

Không may thay, các xét nghiệm mà chúng ta có hiện nay để sàng lọc ung thư chưa thật sự là hoàn hảo. Vì các xét nghiệm chưa hoàn hảo có thể dẫn đến các biến chứng. Đó là lý do tại sao các khuyến cáo như bao lâu phụ nữ nên xét nghiệm Pap là dựa trên các nguy cơ của kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả và làm thế nào ung thư cổ tử cung xuất hiện ở người đã thực hiện xét nghiệm. Ví dụ, ung thư cổ tử cung là ít phổ biến ở phụ nữ trẻ, dưới 50 tuổi.

Tóm lại, bạn vẫn nên thực hiện xét nghiệm Pap, nhưng không phải là thường xuyên như bạn từng đã làm.

Chúc bạn vẫn duy trì được sức khỏe như hiện nay!

Ngân Giang H+ (Theo AskdoctorK)

Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, xây dựng một lối sống lành mạnh, tập luyện hiệu quả, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo chị em sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tật.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư