Phân biệt sự khác nhau giữa đau tim, ngừng tim và suy tim

Tìm hiểu sự khác biệt giữa đau tim, ngừng tim và suy tim sẽ giúp bạn có hướng xử trí kịp thời

Người bị thiếu máu cơ tim không nên ăn gì để giảm triệu chứng?

Tắc hẹp mạch vành: Khi nào cần đặt stent mạch vành?

Bệnh hẹp van tim có nguy hiểm không, làm sao kiểm soát?

Tại sao người bệnh suy tim bị phù, giữ nước trong cơ thể?

Theo bác sỹ sĩ Praveen Chandra từ Viện Tim mạch Medanta - The Medicity (Ấn Độ), dưới đây là những thông tin giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa đau tim, ngừng tim và suy tim:

Đau tim

Đau tim (hay nhồi máu cơ tim) là tình trạng xảy ra khi nguồn máu cung cấp tới tim bị tắc nghẽn, cơ tim sẽ bắt đầu chết đi. Người bị đau tim cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn, khởi động lại dòng chảy của máu tới cơ tim.

Triệu chứng cảnh báo cơn đau tim

Các triệu chứng của cơn đau tim có thể bắt đầu xuất hiện từ khoảng một tuần trước đó, khiến người bệnh thấy hơi đau ngực và khó thở. Bạn cũng có thể thấy mệt mỏi từ nhiều tuần trước khi cơn đau tim diễn ra. Điều này chủ yếu xảy ra trong trường hợp hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch, làm giảm lưu lượng máu tới nuôi tim.

Nếu cơn đau tim xảy ra do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch, các triệu chứng có thể xảy ra đột ngột hơn. Theo đó, bạn có thể cảm thấy đau nhói ở ngực và cơn đau có thể lan tới cánh tay trái. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể lan tới hàm và lưng.

Đau tim có thể gây ra cảm giác đau nhói ở ngực, lan tới cánh tay trái

Nguyên nhân gây đau tim

Đau tim thường xảy ra khi có tình trạng dòng máu bị tắc nghẽn, có thể do cục máu đông hoặc do mảng xơ vữa động mạch. Cơ tim cần oxy để bơm máu đi nuôi cơ thể. Do đó, tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu có thể khiến các cơ tim bị tổn thương, chết đi.

Điều trị đau tim

- Khử rung tim: Các bác sỹ có thể dùng máy khử rung tim để sốc điện, nhằm khôi phục lại nhịp đập bình thường của tim.

- Thuốc: Người bệnh có thể được kê đơn thuốc làm loãng máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu khi bị đau tim.

- Phẫu thuật: Trong trường hợp mảng xơ vữa nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật nong mạch, đặt stent để giữ cho lòng mạch máu được mở rộng.

Ngừng tim

Ngừng tim có thể khiến bạn bị choáng ngất, cần được cấp cứu nhanh chóng

Ngừng tim là tình trạng mất chức năng tim đột ngột, khiến tim ngừng bơm máu đi nuôi cơ thể. Khi ngừng tim, não sẽ bị thiếu oxy và khiến người bệnh bất tỉnh, ngừng thở. Người bệnh cần được đi cấp cứu ngay, nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Triệu chứng ngừng tim

Trong đa số trường hợp, ngừng tim không có bất kỳ triệu chứng nào trước đó. Một vài người có thể bị đau ngực, thấy choáng váng rồi bất tỉnh.

Nguyên nhân gây ngừng tim

Sự khác biệt chính giữa đau tim và ngừng tim là cơn đau tim xảy ra do có tắc nghẽn trong lòng mạch máu, còn ngừng tim xảy ra do có vấn đề với chức năng điện tim, khiến tim ngừng đập đột ngột. Trong một số trường hợp, cơn đau tim cũng là nguyên nhân dẫn tới ngừng tim.

Điều trị ngừng tim

- Hồi sức tim phổi (CPR): Trong trường hợp ngừng tim ngoài bệnh viện, người bệnh cần được hồi sức tim phổi ngay trong lúc chờ đội ngũ y tế tới.

- Thuốc: Một số loại thuốc giúp ổn định huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim có thể được kê đơn cho người bệnh.

- Đặt ống thông.

Suy tim

Khác với 2 tình trạng trên, suy tim là một bệnh mạn tính, xảy ra khi cơ tim bị suy yếu, không còn đủ khả năng thực hiện chức năng bơm máu của tim.

Các triệu chứng suy tim

Suy tim là một căn bệnh tiến triển dần theo thời gian. Do đó, triệu chứng của bệnh cũng có xu hướng diễn ra từ từ, thay vì đột ngột như đau tim hay ngừng tim. Theo đó, người bệnh suy tim có thể thấy khó thở, phù nề, hay đi tiểu đêm, rối loạn nhịp tim…

Nguyên nhân gây suy tim

Suy tim có thể xảy ra do các bệnh tim mạch tiềm ẩn khác, ví dụ như nhiễm trùng, cục máu đông, bệnh van tim, bệnh động mạch vành… Theo đó, bệnh van tim có thể làm giảm lưu lượng máu tới cơ tim, về lâu dài có thể khiến cơ tim bị suy yếu. Ngoài ra, một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị suy tim.

Điều trị suy tim

- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: Bạn cần bỏ thuốc lá, ăn ít muối, tập thể dục đều đặn hơn… để cải thiện sức khỏe tim mạch.

- Thuốc: Người bệnh suy tim có thể cần dùng thuốc ổn định huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đau thắt ngực… tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

- Phẫu thuật: Người bệnh suy tim có thể cần được cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, thực hiện phẫu thuật bắc cầu hoặc phẫu thuật van tim… để điều trị bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch