- Chuyên đề:
- Suy tim
Thiếu máu cơ tim có nguy cơ gây tử vong cao nếu không được kiểm soát tốt
Bệnh hẹp van tim có nguy hiểm không, làm sao kiểm soát?
Tại sao người bệnh suy tim bị phù, giữ nước trong cơ thể?
Các dạng bệnh van tim và triệu chứng cảnh báo
Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa
Tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra do chất béo (hay mảng bám hữu cơ) bám vào thành động mạch, từ đó gây thu hẹp mạch máu. Do đó, để kiểm soát tình trạng thiếu máu cơ tim, cải thiện các triệu chứng, người bệnh cần tránh một số thực phẩm có thể gây tăng huyết áp, tăng nồng độ mỡ máu.
Ăn giảm muối
Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, gây tổn thương mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, bệnh mạch vành và đột quỵ. Do đó, giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày là cách tốt để bạn phòng ngừa đau tim khi bị thiếu máu cơ tim.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo một người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối/ngày. Tại Việt Nam, mỗi người đang ăn khoảng 10gr muối mỗi ngày, gấp đôi khuyến cáo của WHO.
Để ăn giảm bớt muối, người bị thiếu máu cơ tim nên hạn chế dùng nước chấm trong mỗi bữa ăn, tránh các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn như soup đóng hộp, thịt chế biến sẵn, các loại nước sốt đóng chai, mì chính… Ngoài ra, khi chế biến các món ăn thường ngày, bạn cũng nên hạn chế dùng mắm, muối để nêm nếm thức ăn. Thay vào đó, hãy dùng các loại gia vị, thảo mộc tự nhiên (như như hành, tỏi, quế, hồi, sả…) để tăng hương vị cho món ăn.
Tránh chất béo bão hoà, chất béo chuyển hóa, mỡ động vật
Các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và chất béo “xấu”
Chất béo, mỡ động vật thường chứa nhiều cholesterol “xấu” LDL. Đây chính là nguyên liệu chính hình thành nên mảng xơ vữa trong bệnh thiếu máu cơ tim. Do đó, cắt giảm các thực phẩm chứa cholesterol LDL sẽ giúp cho mức độ tắc hẹp của mạch vành không tăng lên, ngăn ngừa hình thành vị trí hẹp mới.
Các thực phẩm giàu cholesterol LDL bao gồm: Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), thịt hộp/chế biến sẵn, mỡ động vật, nội tạng, da; Sữa nguyên chất, phô mai… Đặc biệt, các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội…) còn thường chứa nhiều muối và các chất phụ gia thực phẩm khác không tốt cho tim.
Nếu có thể, bạn nên kiêng tuyệt đối các thực phẩm này, hoặc chỉ ăn tối đa 2 lần/tuần, mỗi lần không nên quá 85gr.
Các loại ngũ cốc và carbohydrate tinh chế
Thực phẩm tinh chế (như bánh mì trắng, gạo trắng, ngũ cốc ăn sáng ít chất xơ, kẹo, đường…) được cho là có thể làm tổn thương trái tim theo nhiều cách:
Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế có thể gây tổn thương trái tím
- Qua quá trình chế biến, các thực phẩm trên thường mất đi các dưỡng chất như là chất xơ, khoáng chất, phytochemical và acid béo.
- Quá trình chế biến có thể ảnh hưởng tới cấu trúc tự nhiên của thực phẩm, từ đó gây ra nhiều tác động không tốt tới sức khỏe.
- Quá trình chế biến thường bổ sung thêm nhiều thành phần không lành mạnh như muối, đường, cholesterol “xấu” LDL.
- Đường fructose trong các chất làm ngọt như siro, đường mía… có thể làm tăng sản sinh chất béo mới ở gan.
Bạn không cần phải kiêng hoàn toàn ngũ cốc tinh chế. Mỗi tuần, bạn có thể ăn nhiều nhất 7 bữa, mỗi bữa khoảng 28,35gr.
Nước ngọt, nước có gas
Đồ uống có đường hay có gas có thể tác động xấu đến tim. Nguyên nhân là bởi các loại nước này thường chứa nhiều calorie, nhưng không hề có chất xơ hay chất dinh dưỡng khác. Chưa kể, nước ngọt, nước có gas còn có thể chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, điều hương, điều vị, chất kích thích (như caffeine) có thể gây tăng cân, làm tăng mức độ co thắt mạch máu, khiến cho bệnh thiếu máu cơ tim trầm trọng hơn.
Hạn chế các chất kích thích
Các chất kích thích trong rượu, bia, trà đặc, cà phê… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, làm suy giảm sức khỏe của người bệnh thiếu máu cơ tim. Những thực phẩm kể trên có chứa các chất kích thích thần kinh tim, làm tăng nồng độ triglyceride, gây stress oxy hóa, tổn thương mạch máu và thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần cắt giảm hoàn toàn các loại đồ uống có cồn. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống điều độ, ở lượng vừa phải, ví dụ như 1 ly rượu vang/ngày với phụ nữ, hoặc 2 ly/ngày với nam giới. Thói quen này có thể mang lại lợi ích cho tim mạch.
Tránh thực phẩm chứa nhiều vitamin K khi đang dùng thuốc điều trị
Thực phẩm chứa nhiều vitamin K như cà chua, ớt, cà rốt, súp lơ trắng, dưa leo, khoai tây, khoai lang, bí đao, rau diếp… tốt cho sức khoẻ, nhưng lại có thể ảnh hưởng tới người bệnh thiếu máu cơ tim đang dùng thuốc chống đông máu kháng vitamin K (điển hình nhất là warfarin).
Bạn nên tránh ăn các thực phẩm này quá nhiều, quá gần giờ uống thuốc vì vitamin K có thể khiến thuốc chống đông máu bị giảm hoạt tính, giảm hiệu quả.
Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim
TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu... đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada).
Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng Tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ Tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn