Phẫu thuật u tuyến mang tai dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII)
Mổ u tuyến giáp liệu có tái phát không?
Những thông tin cần biết về mổ u tuyến giáp
Cẩn thận nhầm lần giữa viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị
Thế nào là viêm tuyến nước bọt đơn thuần?
Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể nằm ở vùng ngoài của mặt, gần góc hàm mỗi bên. U tuyến mang tai là một dạng của u tuyến nước bọt, với 80% trường hợp là lành tính.
U tuyến mang tai là bệnh lý không hiếm gặp, nhưng việc phẫu thuật rất phức tạp khi khối u lớn và nằm ở vị trí sâu, gần các cấu trúc quan trọng như động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh số VII.
Đơn cử như trường hợp nữ bệnh nhân B.T.H (36 tuổi) đã đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với khối sưng vùng mang tai bên phải. Người bệnh ghi nhận có khối u từ 2 năm trước và đã thăm khám tại nhiều cơ sở y tế.
Theo bác sĩ Đặng Triệu Hùng – Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khối u của bệnh nhân có kích thước khoảng 7x4 cm, nằm sâu trong vùng tuyến mang tai và thành bên họng phải.
Hình ảnh chụp X quang cho thấy khối u đã xâm lấn vào phía trong thành bên họng, đẩy dạt tuyến nước bọt mang tai ra ngoài. Khi tiến hành chụp MRI, các bác sĩ phát hiện khối u đã ôm lấy 2/3 thân động mạch cảnh gốc và đè đẩy vào tĩnh mạch cảnh trong, đồng thời xâm lấn vào dây thần kinh số VII. Khối u cũng xâm lấn vào thành bên họng, đẩy khí đạo lệch sang phía đối diện.
Các bác sĩ phân tích, vị trí và kích thước khối u nằm gần nền sọ, phẫu thuật sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy cơ tổn thương mạch máu lớn và dây thần kinh số VII, có thể gây chảy máu cấp và liệt mặt. Các chuyên khoa Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh, Phẫu thuật tim mạch, lồng ngực và mạch máu đã hội chẩn, chỉ định thực hiện nút mạch tiền phẫu để giảm nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
Sau 2 ngày thực hiện nút mạch, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật bóc khối u. Mặc dù quá trình phẫu thuật gặp phải nhiều khó khăn vì vị trí sâu của khối u, nhưng nhờ vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng và can thiệp nút mạch tiền phẫu, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi sau 3 giờ đồng hồ. Bệnh nhân không gặp phải tình trạng chảy máu cấp, được thực hiện các thủ thuật để cố định xương hàm dưới và khớp cắn, khâu đóng vết mổ.
Phẫu thuật u tuyến mang tai là một phẫu thuật tương đối phức tạp với nguy cơ chảy máu cao và liên quan đến dây thần kinh mặt. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có đầy đủ các chuyên khoa hỗ trợ trong việc chẩn đoán và phối hợp chặt chẽ giúp đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
Bình luận của bạn