10 câu hỏi bạn nên hỏi bác sỹ nếu mắc phải ung thư

Khi bị mắc phải ung thư thì bạn cần hỏi bác sỹ những gì?

Nước đun sôi để nguội không gây ung thư

Mẹ ung thư mổ cứu con đang cố sống từng ngày

Giải pháp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Có phải dừng uống thuốc trị mụn khi muốn có thai không?

1. Chính xác thì tình trạng bệnh của tôi như thế nào?

Những loại ung thư khác nhau tùy thuộc vào vị trí của khối u, giai đoạn bệnh, tuổi tác và hoàn cảnh cá nhân của từng bệnh nhân. Do đó, bạn nên hỏi bác sỹ chính xác  mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và cơ hội chữa trị.

2. Bác sỹ đã có kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư mà tôi đang mắc phải chưa?

Việc tìm hiểu xem bác sỹ có kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư là rất quan trọng. Vì họ có thể giải thích cho bạn một cách chính xác những giai đoạn khác nhau của phác đồ điều trị và đánh giá các cơ hội điều trị thành công.

3. Bệnh của tôi có phải do di truyền hay không?

 Đối với từng loại ung thư (như ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng chẳng hạn) thì yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng. Người ta ước tính khoảng 8-10% ung thư là do di truyền. Nếu có một vài thành viên trong gia đình bạn qua nhiều thế hệ bị mắc phải cùng một loại ung thư, việc tham khảo về tính di truyền trong ung thư là rất hữu ích.

4. Những phương pháp điều trị này có được bảo hiểm không?

 Việc điều trị ung thư là một quá trình diễn ra lâu dài và khá tốn kém. Chúng ta nên tìm hiểu trong quá trình điều trị mà bác sỹ đưa ra, có giai đoạn nào mà bạn có thể được hỗ trợ bảo hiểm hay không? Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết để được hỗ trợ bảo hiểm, bạn có thể yên tâm tập trung vào điều trị bệnh hơn.

5. Cần bao nhiêu thời gian cho từng giai đoạn điều trị? Ở mỗi giai đoạn tôi sẽ có những triệu chứng gì?

Sẽ rất hữu ích nếu bạn nắm được đầy đủ các thông tin về phác đồ điều trị, thời gian của từng giai đoạn trong phác đồ hoặc là các tác dụng phụ nếu có. Điều này cho phép bạn có thể tự ước lượng được khoảng thời gian bao lâu thì bệnh của bạn sẽ có biến chuyển.

6. Trong quá trình điều trị, tôi có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ hay biến chứng gì?

 Quá trình điều trị bệnh ung thư rất dễ phát sinh các phản ứng/tác dụng phụ. Bạn cần được giải thích cặn kẽ để có thể có sự chuẩn bị thật tốt cũng như xem xét các sự lựa chọn trong việc điều trị với bác sỹ của bạn.

7. Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị ra, tôi cần phải thay đổi những gì trong việc ăn uống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày?

Những bệnh nhân ung thư duy trì những hoạt động thể chất thích hợp sẽ ít mệt mỏi và có trạng thái tâm lý tốt hơn. Ngoài lúc làm việc, thời gian luyện tập phải được gắn với thời gian sinh hoạt hàng ngày. Bị mắc bệnh không có nghĩa là bạn phải ở lì trong nhà cả ngày hoặc là từ bỏ những sở thích và những mối quan hệ xã hội. Những việc đó không giúp bạn cải thiện tình hình bệnh tật của mình. Để việc điều trị có kết quả tốt nhất , bạn cần phải áp dụng lối sống lành mạnh. Bác sỹ có thể tư vấn cho bạn tất cả những điều này.

8. Tôi có thể nhận được sự chăm sóc hỗ trợ không?

Trái với những suy nghĩ thông thường trước nay, sự chăm sóc hỗ trợ không chỉ dành riêng cho những người ung thư ở giai đoạn di căn. Kể cả bạn đang ở những bước đầu  tiên của quá trình điều trị, bạn cũng có thể được hưởng các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ (như tham khảo ý kiến bác sỹ tâm lý, chế độ ăn uống, massage, trị liệu thư giãn, yoga…). Những sự hỗ trợ này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong quá trình điều trị, nghỉ ngơi và có nguồn lực để đối mặt với bệnh tật.

9. Ảnh hưởng của bệnh ung thư tới đời sống tình dục và khả năng sinh sản là gì?

Đây là một vấn đề rất quan trọng vì các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục (giảm ham muốn, khô âm đạo,…) và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ (chấm dứt kinh nguyệt hoặc mãn sinh sớm). Nếu bạn còn trẻ và mong muốn có con, bạn nên đề nghị bác sỹ những phương pháp điều trị phù hợp.

10. Tôi có cần và nên thông báo đến thân nhân của mình?

 Câu trả lời tất nhiên là tùy thuộc theo ý của mỗi người. Tốt nhất là bạn nên nắm rõ tình hình bệnh tật của mình để có thể thông báo chính xác đến người thân. Việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự căng thẳng cho người thân. Các bác sỹ đã có kinh nghiệm trong việc này, đừng ngần ngại hỏi ý kiến của họ. 

Hoài Thu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư