- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Căng thẳng, stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp, gây ra cơn rung nhĩ
Đau nửa đầu có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
Bị nhịp nhanh trên thất, phải làm sao để kiểm soát bệnh?
5 tác nhân không ngờ có thể gây rối loạn nhịp tim
Bạn biết gì về bệnh rung nhĩ - rối loạn nhịp tim thường gặp nhất?
Giảm căng thẳng, stress có thể giúp người bệnh rung nhĩ ổn định nhịp tim, kiểm soát bệnh tốt hơn. Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ:
Tập yoga
Từ lâu, tập yoga đã được biết tới với các lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt là các lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu năm 2013 đăng tải trên American Journal of Cardiology, những người bệnh rung nhĩ tập yoga 2 lần/tuần đã giảm được đáng kể các cơn rối loạn nhịp tim. Tập yoga cũng giúp người bệnh hạ huyết áp và nhịp tim, giảm lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tập yoga giúp người bệnh rung nhĩ giảm căng thẳng, giảm cơn rối loạn nhịp tim
Liệu pháp phản hồi sinh học
Liệu pháp này có thể giúp người bệnh rung nhĩ tự điều chỉnh, tạo ra tác động tích cực đến các quá trình sinh lý, cụ thể ở đây là ổn định nhịp tim. Liệu pháp phản hồi sinh học gần giống như một dạng thiền, nhưng người bệnh sẽ sử dụng một thiết bị theo dõi các dữ liệu sinh lý của cơ thể, sau đó sử dụng chúng để rèn luyện, kiểm soát phản ứng sinh lý của mình.
Liệu pháp này có thể giúp kiểm soát bệnh rung nhĩ, đặc biệt là kiểm soát nhịp thất. Trong một báo cáo năm 2015, liệu pháp phản hồi sinh học đã được nhiều nhà khoa học đánh giá cao nhờ khả năng giúp giảm nhịp tim, kiểm soát rối loạn nhịp tim nhanh.
Ngồi thiền
Ngồi thiền có thể giúp giảm căng thẳng, giảm stress, tăng cường sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nghiên cứu năm 2018 của Đại học North Texas (Mỹ) đã tìm ra cách mới để “định lượng” stress, thông qua sự biến đổi nhịp tim.
Nhờ đó, các nhà khoa học có thể xem xét tại sao ngồi thiền giúp giảm cơn rung nhĩ. Các nhà khoa học đi tới kết luận rằng, thực hiện thói quen ngồi trong thời gian dài có thể giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa cơn rung nhĩ.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, stress cho người bệnh rung nhĩ. Nguyên nhân là do tập thể dục có thể giúp hỗ trợ giảm cân, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ - những yếu tố có thể kích hoạt cơn rung nhĩ.
Đặc biệt, tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây áp lực lên tim, về lâu dài có thể khiến cơ tim xơ cứng, tâm nhĩ bị căng ra và làm tăng nguy cơ các cơn rung nhĩ. Do đó, người bệnh rung nhĩ nên cố gắng tập thể dục thường xuyên, vừa sức để kiểm soát bệnh.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Ngoài việc dùng thuốc và các bài tập giảm căng thẳng, người bị rung nhĩ có thể sử dụng giải pháp chuyên biệt hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim chứa tinh chất Khổ sâm như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương. Sản phẩm dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn