- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Tập thể dục có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh túi mật
Muốn loại bỏ sỏi mật: Hãy thử một vài cách đơn giản sau!
Đừng bỏ qua các triệu chứng cảnh báo bệnh túi mật, sỏi mật
Viêm túi mật cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
Túi mật hoạt động thế nào và tại sao sỏi mật hình thành trong túi mật?
Một nghiên cứu công bố tháng 7/2016 trên Tạp chí Physical Activity and Health đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh túi mật, bất kể chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn như thế nào.
Thêm vào đó, bạn không cần luyện tập quá sức để đạt được kết quả này. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tập thể dục quá nhiều, quá sức cũng không khiến nguy cơ mắc các bệnh túi mật giảm đi nhiều hơn. Thậm chí, tập thể dục quá sức còn có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…
Tập thể dục đều đặn, vừa sức giúp phòng ngừa bệnh túi mật, sỏi mật
BS. Diya Alaedeen tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cho rằng, chỉ cần tập thể dục điều độ, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh túi mật, sỏi mật.
Tại sao thiếu hoạt động thể chất có thể gây sỏi mật?
Thiếu hoạt động thể chất có thể dẫn tới béo phì - yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Theo Mayo Clinic, dạng sỏi mật thường gặp nhất là sỏi cholesterol - loại sỏi có màu vàng và thường hình thành khi nồng độ cholesterol trong dịch mật tăng quá cao. Cụ thể, sự tích tụ quá mức cholesterol có thể dẫn tới hình thành các tinh thể cholesterol, về lâu dài có thể hình thành sỏi mật.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hepatology vào tháng 6/2013, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, đặc biệt là ở phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, béo phì, tích mỡ ở vòng eo có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của túi mật, gây ứ mật (dịch mật không lưu thông tốt) và dần dần gây hình thành sỏi mật.
Vậy bạn nên tập thể dục thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều phương pháp tập luyện khác nhau, bao gồm đạp xe, tập xà, đi bộ nhanh, bơi lội, tennis… và đi tới kết luận: Tất cả các hình thức tập luyện đều có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh túi mật tương đương nhau.
Một nghiên cứu trên New England Journal of Medicine cũng chỉ ra rằng, phụ nữ thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao (như chạy bộ), hay các bài tập nhẹ nhàng hơn (đi bộ nhanh) đều mang lại lợi ích phòng ngừa sỏi mật so với những người không tập thể dục.
Tuy nhiên, để việc tập luyện thực sự mang lại lợi ích, bạn cần xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, đều đặn trong một khoảng thời gian dài, ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Do việc điều trị các bệnh túi mật có thể khá tốn kém, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, hãy bắt đầu thói quen tập thể dục ngay hôm nay để phòng ngừa sỏi mật.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Ngoài việc tập thể dục thường xuyên cùng với chế độ ăn uống khoa học, những người mắc sỏi mật có thể tham khảo sử dụng sớm sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu và phòng tái phát sỏi.
Bình luận của bạn