Nồm ẩm kéo dài: Làm gì để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ?

Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ khi thời tiết nồm ẩm và mưa phùn kéo dài

Những bệnh bạn nên cẩn thận khi thời tiết nồm ẩm kéo dài

Vì sao mùa mưa, nồm ẩm phải đề phòng bệnh tiêu chảy?

Bí kíp chăm sóc da khi thời tiết nồm ẩm

Chăm sóc con trẻ trong những ngày mưa phùn nồm ẩm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia về sức khỏe, cách tốt nhất để trẻ không bị mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp căn bản để phòng bệnh đúng cách, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, mưa phùn.

Đặc biệt, chính cách chăm sóc thiếu khoa học của phụ huynh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em. Ví dụ như, bình sữa, núm vú trẻ em hay đồ chơi nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lại gặp phải thời tiết nồm ẩm kéo dài rất dễ hình thành nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến trẻ dễ dàng bị tiêu chảy và nhiều bệnh khác.

Để phòng bệnh tiêu chảy cho bé, cha mẹ nên vệ sinh bàn tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, luôn cho bé ăn chín, uống sôi. Cho bé rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Không cho bé ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để lâu mà không được bảo quản cẩn thận.

Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng (tác nhân gây bệnh và truyền bệnh). Nấu chín kĩ các món ăn để tránh sự lây lan của vi khuẩn E.coli - một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Phụ huynh cần giữ ấm bụng cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh, gây tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Việc giữ ấm bụng cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.

Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé là do virus Rota. Chính vì thế, để phòng ngừa căn bệnh này, phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Vaccine phòng tiêu chảy được sử dụng ở dạng uống. Cho trẻ uống 2 - 3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc con trẻ trong những ngày mưa phùn nồm ẩm!

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ