7 điều có thể xảy ra khi bạn lười rửa tay

Hãy rửa tay thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người khác

Rửa tay ngay sau khi chạm vào những thứ này

Những sai lầm khi rửa tay khiến bạn dễ mắc bệnh lây nhiễm

Thế này mới là rửa tay đúng cách để phòng bệnh!

Hướng dẫn làm nước rửa tay an toàn từ 3 thành phần đơn giản

Nhiễm bệnh đường hô hấp nặng

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nếu không rửa tay sạch sẽ, bạn dễ mắc các bệnh như cúm, viêm phổi và thậm chí là bệnh chân tay miệng. Các chuyên gia cũng cho rằng, rửa tay sạch có thể làm giảm từ 16 - 21% nguy cơ mắc cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp khác.

Tiêu chảy

Tanya McIntosh - làm việc tại Trung tâm Y tế Đại học Kansas (Mỹ) cho biết, các bệnh liên quan đến tiêu chảy có thể dễ dàng "tấn công" những người "lười" rửa tay. 

Rửa tay sau khi bạn đi vệ sinh là một điều rất quan trọng. Vi khuẩn và virus từ phân có thể gây ra các bệnh liên quan đến Tiêu chảy, bao gồm salmonella, norovirus và E. coli 0157. Theo CDC, rửa tay thường xuyên giúp giảm 31% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.

Ngộ độc thực phẩm

Thường xuyên rửa tay khi nấu ăn là điều vô cùng quan trọng để tránh lây nhiễm chéo. Các loại thực phẩm như thịt sống, rau có chất bẩn hoặc trứng có thể chứa vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho bạn nếu không được xử lý đúng cách. Do vậy, nếu bạn không rửa tay trước và sau khi nấu ăn, bạn cũng có thể bị lây bệnh từ những nguồn này. 

Lây nhiễm cho người khác

Hãy nhớ rằng, bàn tay bạn chạm vào khá nhiều thứ xung quanh trong suốt cả ngày. Điều này có nghĩa là khi bạn chạm vào tay nắm cửa, cốc, ghế hoặc các vật dụng khác, sau đó chạm tay vào mắt, miệng, mũi hoặc mặt, thì bạn đã vô tình "nhặt" vi trùng, vi khuẩn từ bên ngoài vào cơ thể mình. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với những người khác chạm vào các vật dụng đó sau bạn.

Tăng nguy cơ nhiễm bệnh với người miễn dịch yếu

Theo bác sỹ gây mê Christian Whitney (Mỹ), tay có thể tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng có hại và cũng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm miễn dịch hay dễ bị nhiễm trùng.

Nói cách khác, bằng cách không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm, bạn có thể tạo ra sự lây nhiễm và tăng nguy cơ gây bệnh cho những người xung quanh có hệ miễn dịch yếu hơn. Vì vậy, hãy giảm thiểu rủi ro bằng cách rửa tay thường xuyên.

Góp phần kháng kháng sinh

Rửa tay là bước quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu, do đó, thực hiện thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh.

Theo CDC, rửa tay có thể ngăn ngừa khoảng 1/3 nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu chảy và khoảng 1/5 nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nó cũng có thể làm giảm gần 60% sự lây lan của các bệnh liên quan đến tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi ít mắc các bệnh nhiễm trùng hơn có nghĩa là điều trị bằng kháng sinh cũng ít phổ biến hơn, tránh nguy cơ kháng kháng sinh.

Lạm dụng dung dịch rửa tay khô

Dung dịch rửa tay khô hoặc các loại giấy ướt khử trùng sẽ rất hữu dụng trong một số trường hợp, nhưng đó không phải là những thứ bạn nên dùng hàng ngày. Theo bác sỹ Christian Whitney, rửa tay cần phải được thực hiện đúng cách, có nghĩa là rửa tay với xà phòng và nước, chà xát trong ít nhất 20 giây trước khi xả nước sạch. Có một số mầm bệnh mà chất khử trùng tay không hiệu quả đó là C. difficile - một loại nhiễm khuẩn đường ruột mà mọi người thường mắc phải sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.

Nguyên Hương H+ (Theo RD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp