Lợi và hại của thói quen bẻ khớp ngón tay
Cẩn thận với thói quen bẻ khớp
Những thực phẩm giúp giảm đau cho người bị viêm khớp
6 điều cần biết về TPCN cho bệnh thoái hóa khớp
Hiểu đúng về viêm khớp
Bẻ khớp ngón tay, ngón chân hay cổ, hông, lưng, đầu gối… với những tiếng "rắc rắc", “khục khục” hay “tạch tạch” dường như là thói quen của nhiều người. Về cơ bản, nguyên nhân của âm thanh này đến nay vẫn chỉ dừng lại ở các giả thuyết khoa học chứ chưa có một kết luận chính xác nào. Nhưng trong số những giả thuyết được đưa ra, giả thuyết liên quan đến lỗ trống giữa hai khớp xương có vẻ là hợp lý và được ủng hộ nhiều hơn cả.
Có thể hiểu đơn giản như sau: Điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Khi bạn tiến hành bẻ khớp, các mô liên kết trong ngón tay, chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng trong lỗ trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh như trên.
Thông thường, phải sau 25 - 30 phút kể từ khi bẻ các khớp kêu như vậy, bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần một khoảng thời gian nhất định mới hình thành trở lại như cũ - vì dịch khớp cần thời gian để bôi trơn trở lại trạng thái cũ. Bên cạnh đó, một số người khác lại chia sẻ, tiếng “rắc”, "khục" phát ra là do dây chằng bị kéo dãn quá nhanh hay do sự chà xát mạnh giữa hai khớp xương gây ra.
Vậy bẻ khớp có lợi gì?
Tuy nhiên, việc bẻ khớp ngón tay cũng có một số lợi ích nhất định. Cụ thể, hành động này sẽ làm tăng tính linh động của các khớp ngón tay. Nói cách khác, nó tác động trực tiếp vào một bó gân gần khớp tên là Golgi - chứa những dây thần kinh liên quan đến cảm giác chuyển động. Khi bẻ khớp, gân này được kích thích làm thư giãn cơ bắp xung quanh, khiến bạn có cảm giác “lỏng” và dễ chịu, tiếp thêm sinh lực làm việc. Các khớp có xu hướng trơn hơn trong một thời gian ngắn sau khi bạn bẻ khớp, đó là lý do tại sao một số người có xu hướng nghiện thói quen này.
Bẻ đốt ngón tay cũng được xem là một cách để giảm stress, tương tự như thói quen cắn móng tay. Cả hai thói quen này đều làm hại nhiều hơn là có lợi. Chính vì vậy, tốt hơn là bạn không nên duy trì chúng.
Bẻ khớp ngón tay có bị viêm khớp?
Tin tốt là khoa học đã tìm ra những bằng chứng chứng minh không có mối tương quan nào giữa việc bẻ khớp và viêm khớp đốt ngón tay. Một nghiên cứu trên 200 người tham gia, có độ tuổi trên 45 cho thấy, những người có thói quen bẻ khớp ngón tay, có không nhiều hoặc ít có khả năng phát triển bệnh viêm khớp hơn so với những người không có thói quen này.
Viêm khớp là một tình trạng xảy ra khi sụn trong khớp xương của bạn bị hư hỏng theo thời gian, gây đau và cứng khớp, từ các khớp tiếp xúc với nhau. Những người bị viêm khớp cũng đã giảm bớt hoạt dịch, nhưng nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy một liên kết giữa bẻ khớp ngón tay và viêm khớp.
Vậy bẻ khớp có hại gì?
Mặc dù bẻ khớp ngón tay có thể không gây ra chứng viêm khớp song nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác. Một nghiên cứu với 300 người tham gia, xác nhận rằng bẻ khớp ngón tay không dẫn đến viêm khớp, nhưng nó có thể làm suy giảm chức năng tay.
Những người có thói quen bẻ khớp ngón tay thường có nhiều khả năng bàn tay sưng lên và sức nắm của họ thấp hơn so với những người không bẻ khớp ngón tay. Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào khác hoặc đã được chứng minh hay bác bỏ kết quả này.
Bẻ khớp ngón tay cũng có thể dẫn đến sự hình thành các miếng đệm đốt ngón tay. Miếng cục tròn nổi lên của khớp xương là các nhân cứng, có thể hình thành ở một trong số các khớp ngón tay của bạn. Chúng không gây đau đớn và không gây ra tác dụng sinh lý, nhưng chúng có thể thiếu thẩm mỹ, làm bạn thiếu tự tin với sự xuất hiện của chúng trên bàn tay của bạn.
Lời khuyên hữu ích
Các bác sỹ khuyến cáo, mỗi khi thấy mỏi, bạn chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương.
Bình luận của bạn