- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Quản lý các biến chứng bệnh Parkinson giúp cải thiện phần nào cuộc sống
Nhận biết 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson
Suy giảm khứu giác, mũi ngửi kém có thể cảnh báo Parkinson
15 mẹo nhỏ tăng cường khả năng vận động cho người bệnh Parkinson
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson đang tiến triển nặng
Trầm cảm
Theo ước tính, ít nhất 50% những người mắc bệnh Parkinson cũng sẽ bị trầm cảm. Một khi mắc bệnh Parkinson, cơ thể và cả cuộc sống của bạn sẽ không còn được như trước. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và cảm xúc của nhiều người bệnh. Họ có thể bị trầm cảm với các triệu chứng buồn bã, lo lắng, mất hứng thú trong mọi chuyện.
Hãy nói chuyện với bác sỹ hoặc bác sỹ tâm thần, bạn có thể phải dùng thuốc để chống lại triệu chứng trầm cảm.
Khó ngủ
Người bệnh Parkinson thường hay khó ngủ, ngủ không yên giấc
Hơn 75% người bệnh Parkinson cho biết họ thường gặp các rối loạn giấc ngủ như ngủ không yên giấc, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, hay ngủ gật vào ban ngày… Trao đổi với bác sỹ nếu bạn cần sử dụng thuốc để điều hòa giấc ngủ.
Các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là táo bón
Khi bệnh Parkinson tiến triển, hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị chậm lại, kém hiệu quả, khiến hệ tiêu hóa có thể bị kích thích, khó chịu. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể gây tác dụng phụ khiến bạn hay bị táo bón.
Tốt hơn hết, người bệnh Parkinson nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc… để bổ sung chất xơ, giúp khắc phục tình trạng táo bón tốt hơn.
Vấn đề đường tiết niệu
Nhiều người bệnh Parkinson có thể bị tiểu không tự chủ, bí tiểu
Khi bị Parkinson, các cơ đường tiết niệu có thể bị yếu đi và không hoạt động bình thường. Một vài loại thuốc điều trị Parkinson cũng có thể ảnh hưởng hệ thần kinh tự chủ, khiến bạn có nguy cơ bị tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu.
Khó nhai, nuốt thức ăn
Trong các giai đoạn cuối của bệnh, các cơ trong cổ họng và miệng có thể không còn hoạt động hiệu quả, khiến bạn khó có thể nhai, nuốt thức ăn. Người bệnh Parkinson cũng có nguy cơ bị chảy nước dãi quá mức hoặc nghẹn khi ăn. Những vấn đề này có thể khiến người bệnh sợ ăn, lười ăn dẫn tới suy dinh dưỡng. Hãy thử làm việc với các bác sỹ trị liệu, họ có thể giúp bạn lấy lại khả năng kiểm soát cơ mặt.
Giảm phạm vi chuyển động
Tình trạng cứng cơ bắp là một trong những nguyên nhân chính làm giảm phạm vi chuyển động khi bạn mắc bệnh Parkinson. Tốt hơn hết bạn nên tập thể dục vừa sức, tập vậy lý trị liệu hoặc massage để thư giãn; Duy trì, tăng cường sức khỏe cơ bắp giúp cải thiện khả năng di động và phạm vi chuyển động của bản thân.
Hay bị mất thăng bằng, dễ té ngã
Tốt hơn hết, người bệnh Parkinson nên đi bộ chậm, chắc chắn để cơ thể có thể kịp giữ thăng bằng. Bạn cũng nên tham khảo một vài tip giúp giảm nguy cơ té ngã như không mang vác quá nhiều đồ khi đi bộ, sắp xếp đồ đạc để có không gian di chuyển rộng rãi trong nhà…
Ảo giác
Một vài loại thuốc điều trị Parkinson có thể gây ra các vấn đề thị lực, thậm chí ảo giác. Nếu các triệu chứng này không được cải thiện khi đổi loại thuốc điều trị, bạn sẽ được bác sỹ kê thêm thuốc chống loạn thần.
Đau cơ, đau khớp
Thiếu vận động không chỉ gây cứng cơ bắp mà còn có thể làm tăng nguy cơ đau cơ, đau khớp cũng như các rối loạn vận động khác. Đây là lý do bạn nên tập thể dục vừa sức thường xuyên, giúp làm giảm tình trạng cứng cơ bắp, đau cơ, đau khớp một cách tự nhiên.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ làm giảm run chân tay, co cứng cơ, cải thiện khả năng vận động cho người Parkinson.
Bình luận của bạn