Những vấn đề túi mật tiềm ẩn bạn nên cảnh giác

Các bệnh túi mật thường gặp có thể kể tới sỏi mật, viêm túi mật…

Nên ăn uống thế nào khi không còn túi mật?

4 thực phẩm cần tránh sau khi cắt túi mật

Chuyên gia chia sẻ: Những điều bạn cần biết về sỏi mật

9 dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật

Viêm túi mật

Viêm túi mật có thể là tình trạng cấp tính hoặc mạn tính. Tình trạng viêm túi mật mạn tính thường xảy ra sau nhiều lần viêm cấp tính. Viêm nhiễm nếu không được xử lý, về lâu dài có thể khiến túi mật bị tổn thương, không thể hoạt động hiệu quả.

Sỏi mật

Sỏi mật là những hạt cứng, có thể hình thành và phát triển trong túi mật một thời gian dài mà không dễ phát hiện. Rất nhiều người bị sỏi mật mà không biết, trừ khi chúng lọt vào ống mật và gây tắc nghẽn, viêm nhiễm, đau đớn. Sỏi mật là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật cấp tính.

Hầu hết sỏi mật hình thành là do cholesterol dư thừa trong dịch mật (sỏi cholesterol). Ngoài ra, có một loại sỏi mật nữa, ít gặp hơn là sỏi sắc tố, hình thành từ các hạt calci bilirubinate. Calci bilirubinate là sản phẩm được cơ thể sản sinh khi phân hủy các tế bào hồng cầu.

Sỏi mật là một trong những bệnh túi mật phổ biến nhất

Bệnh sỏi ống mật chủ

Sỏi mật có thể xảy ra trong ống mật chủ, ống dẫn mật từ túi mật đến ruột non. Mỗi khi túi mật co bóp, dịch mật sẽ được đẩy ra khỏi túi mật, đi qua các ống nhỏ vào ống mật chủ. Tại đây, dịch mật sẽ được tiếp tục đẩy vào ruột non khi cơ thể cần tiêu hóa chất béo.

Trong đa số trường hợp, sỏi ống mật chủ là sỏi mật hình thành trong túi mật và vì một lý do nào đó lọt vào ống mật. Loại sỏi này còn được gọi là sỏi ống mật chủ thứ phát. Sỏi ống mật chủ nguyên phát là loại hình thành ngay trong ống mật chủ, có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cao hơn.

Áp xe túi mật

Áp xe túi mật là tình trạng mưng mủ trong túi mật

Một số ít người bị sỏi mật cũng có thể bị mưng mủ trong túi mật. Mủ này là sự kết hợp của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và các tế bào đã chết. Sự hình thành của bọc mủ trong túi mật có thể gây đau bụng nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể bị viêm nhiễm, đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Tắc ruột do sỏi mật

Một viên sỏi mật có thể vô tình lọt vào ruột và gây tắc nghẽn. Tình trạng này hiếm khi xảy ra, nhưng có thể gây tử vong cho những người trên 65 tuổi.

Thủng lỗ túi mật

Tình trạng này khá phổ biến ở những người bệnh đái tháo đường bị sỏi mật. Nếu vết thủng không được phát hiện sớm, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng ổ bụng rất nguy hiểm.

Polyp túi mật

Polyp túi mật đặc trưng bởi sự tăng trưởng bất thường của các tế bào nhô ra từ lớp niêm mạc bên trong túi mật, xâm lấn vào trong lòng túi mật. Polyp túi mật đa số trường hợp là lành tính, không phải ung thư. Tuy nhiên, nếu tình trạng này phát triển mạnh, bạn sẽ cần được phẫu thuật cắt bỏ các tế bào bất thường này.

Vôi hóa túi mật

Theo thời gian, các muối calci trong dịch mật có thể tích tụ tại thành túi mật, khiến thành túi mật bị xơ cứng, vôi hóa. Người bị vôi hóa túi mật sẽ có nguy cơ cao bị ung thư túi mật.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể phát triển ra ngoài túi mật.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, viêm túi mật, phòng ngừa sự hình thành và tái phát các bệnh túi mật.

Nên ăn uống thế nào khi không còn túi mật? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa