Việt Nam ứng dụng thành công phương pháp bức xạ ion hóa trong điều trị ung thư

Phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa có thể điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn muộn

Top 5 bệnh ung thư nam giới thường gặp và cách phòng tránh

Những thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Người bị ung thư nên ăn gì để khỏe mà không nuôi tế bào ung thư?

Người bị ung thư nên làm gì để cải thiện tinh thần?

GS. TS. Mai Trọng Khoa cho biết: “Việc ứng dụng thành công phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa với các kỹ thuật mới giúp chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện các tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, cũng như đánh giá hiệu quả điều trị cho nhiều loại bệnh ung thư và bệnh lý khác.” Từ đó, các bác sỹ có thể đưa ra được các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.

“Rất ít bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được chẩn đoán và điều trị sớm, hầu hết khi được phát hiện thường đã muộn, bệnh đã di căn và biến chứng, khiến việc điều trị rất khó khăn, chi phí điều trị tăng cao, hiệu quả lại thấp, mà tỷ lệ tái phát, tử vong vẫn cao so với các nước khác,” GS. Khoa cho biết.

GS. TS. Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, PGĐ BV Bạch Mai

Chính vì vậy, với việc ứng dụng phương pháp bức xạ ion hóa có thể giúp giải quyết các khó khăn trong chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư di căn, tái phát mà các phương pháp trước đó không đáp ứng được. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư và một số bệnh ở giai đoạn sớm.

Một trong những bệnh nhân đã được điều trị thành công bằng phương pháp này là PGS. Đỗ Quốc Hùng, Nguyên Trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia. Bản thân là một bác sỹ nhưng chính PGS. Hùng cũng gặp phải căn bệnh ung thư phổi quái ác. Cách đây 5 năm, ông phát hiện mình bị ung thư sau một thời gian bị ho kéo dài. Sau 2 đợt điều trị hóa chất, bệnh đã được đẩy lùi và các khối u trong phổi đã biến mất. Tuy nhiên, 2 năm sau, ông phát hiện bệnh tái phát trở lại và lần này các tế bào ung thư đã di căn vào xương, vào não.

Theo GS.TS. Mai Trọng Khoa, trên lý thuyết, với những bệnh nhân ung thư đã di căn lên não, khối u không mổ được. Nếu mổ chắc chắn sẽ dẫn tới tử vong nên bệnh nhân chỉ được chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, nhờ phương pháp mới sử dụng bức xạ ion hóa, PGS. Hùng đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u bằng dao gamma quay (kỹ thuật xạ phẫu bằng tia gamma) kết hợp hóa trị và các biện pháp nhắm trúng đích. Sau quá trình điều trị, các tổn thương đã biến mất, PGS. Hùng đã có thể quay trở lại làm việc bình thường.

Hiện Bệnh viện Bạch Mai đã giúp hơn 60.000 bệnh nhân ung thư được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, hơn 3.400 bệnh nhân u não và bệnh sọ não được điều trị bằng dao gamma quay.

Việc ứng dụng các bức xạ ion hóa vào y học, nhất là trong lĩnh vực ung thư đã được Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ vào ngày 17/9 tới đây.

Hiệp Nguyễn - Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư