Biến chứng sau mổ cắt túi mật và cách phòng ngừa

Sau cắt túi mật, bạn có thể gặp một số biến chứng nếu không biết cách phòng ngừa

Uống cà phê có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật?

Những câu hỏi thường gặp về điều trị sỏi mật, phẫu thuật cắt túi mật

Sỏi mật tái phát sau mổ có dùng được TPBVSK Kim Đởm Khang không?

Sỏi túi mật có triệu chứng gì, điều trị thế nào?

Các biến chứng sau mổ cắt túi mật thường gặp

Bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng đều có các biến chứng tiềm ẩn, bao gồm chảy máu tại vết mổ, đau đớn, nhiễm trùng (có thể có hoặc không đi kèm với sốt). Phẫu thuật cắt túi mật cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, khi thực hiện thủ thuật này, bạn còn có thể gặp phải một số vấn đề dưới đây:

Khó tiêu hóa chất béo

Khi không còn túi mật, dịch mật vẫn được đưa thẳng từ gan xuống đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, cơ thể sẽ mất một khoảng thời gian để điều chỉnh, làm quen với phương thức tiêu hóa chất béo mới này. Bên cạnh đó, một số loại thuốc được sử dụng trong khi phẫu thuật cũng có thể gây cho bạn cảm giác khó tiêu.

Tình trạng này thường không kéo dài, trừ khi bạn gặp phải các biến chứng như rò rỉ dịch mật, hoặc vẫn còn sỏi mật trong ống dẫn mật.

Tiêu chảy và đầy hơi

Tiêu chảy, đầy hơi là biến chứng sau mổ cắt túi mật thường gặp

Sau phẫu thuật cắt túi mật, bạn có thể bị tiêu chảy, đầy bụng, đặc biệt nếu bạn ăn nhiều chất béo, ăn ít chất xơ. Rò rỉ dịch mật cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, đầy hơi do cơ thể không nhận được đủ dịch mật để tiêu hóa chất béo.

Táo bón

Một số loại thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật có thể gây táo bón. Biến chứng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, nhưng uống ít nước có thể khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng.

Hội chứng sau cắt túi mật

Sau mổ cắt túi mật, một số người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như trước khi cắt, ví dụ như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, sốt… Nguyên nhân có thể do rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi, hẹp đường mật, có khối u đường mật, sót sỏi mật trong đường mật…

Tái phát sỏi, sót sỏi trong đường mật... có thể gây triệu chứng đau bụng, khó chịu

Tái phát sỏi sau cắt túi mật

Đây là biến chứng khá phổ biến xảy ra sau mổ cắt túi mật. Thực tế, cắt túi mật chỉ là giải pháp tình thế, không chữa khỏi hoàn toàn sỏi mật. Sau cắt túi mật, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sỏi tại các vị trí khác như ống mật chủ hay đường dẫn mật trong gan.

Cách phục hồi nhanh, giảm nguy cơ biến chứng sau mổ cắt túi mật

Nếu phẫu thuật hở, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện theo dõi từ 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật cắt túi mật nội soi, bạn có thể trở về nhà ngay trong ngày. Tuy nhiên, dù phẫu thuật theo cách nào, bạn cũng nên hạn chế vận động mạnh trong ít nhất 2 tuần.

Hãy hỏi bác sỹ cách chăm sóc, làm sạch vết thương, cũng như theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cũng sẽ phải hạn chế tránh tắm vòi hoa sen một thời gian.

Trong một vài ngày đầu sau mổ, bạn sẽ phải ăn nhạt, ăn các món mềm, sau đó mới dần bổ sung lại các thực phẩm thông thường. Người bệnh đã phẫu thuật cắt túi mật cũng nên uống nhiều nước hơn, ăn nhiều trái cây, rau củ và hạn chế các món mặn, cay, các món ăn nhiều chất béo.

Chất xơ rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Nhưng sau khi mổ cắt túi mật, bạn nên tạm thời hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ như các loại quả hạch và hạt, ngũ cốc, bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, mầm cải Brussels.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phối hợp của 8 thảo dược uất kim, chi tử, sài hồ, hoàng bá, chỉ xác, nhân trần, diệp hạ châu, kim tiền thảo có tác dụng tăng lưu thông dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm.

Nhờ đó, sử dụng các thảo dược này giúp giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu sau cắt túi mật như đau, đầy trướng, chậm tiêu do thiếu dịch mật, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi trong tương lai.

Khi nào bạn cần đi khám?

Hầu hết các biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật đều có thể cải thiện sau khi áp dụng các giải pháp kể trên. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám để được bác sỹ hỗ trợ nếu thấy mình có những dấu hiệu sau:

- Cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

- Buồn nôn hoặc nôn mửa dữ dội.

- Vàng da.

- Không đi tiêu, không xì hơi sau 3 ngày kể từ ngày phẫu thuật.

- Tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 3 ngày trở lên.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Với thành phần chính là 8 thảo dược quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp:

- Hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

- Ngăn ngừa sỏi mật tái phát sau điều trị.

Sản phẩm phù hợp với người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị sỏi mật, viêm đường mật, túi mật, ăn uống khó tiêu do ứ mật.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa