Viêm amidan gây khó khăn cho sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe
Bị viêm amidan hốc mủ có nên dùng Tiêu Khiết Thanh?
4 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược
Các liệu pháp tại gia cho viêm amidan
Phân biệt viêm VA và viêm amidan ở trẻ
Vì sao trời lạnh hay bị đau rát họng?
Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5 - 10 tuổi hoặc từ 15 - 18 tuổi, bệnh cũng có khi gặp ở người lớn. Biểu hiện của viêm amidan thường gặp là ho, sốt, nôn trớ, đau họng, khó thở, khò khè, hôi miệng, khó nuốt, khó phát âm, hạch ở vùng cổ nhìn vào thấy bị sưng, đau.
Biến chứng viêm amidan
Viêm amidan có thể gây ra rất nhiều biến chứng, điển hình như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan...
- Biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp xe thành bên họng.
- Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.
- Biến chứng toàn thân: Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; Amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.
Viêm amidan không điều trị đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Tùy tiện cắt amidan – Lợi bất cập hại
Có nhiều cách để chữa khỏi viêm amidan vĩnh viễn, nhưng nhiều người thường nghĩ đến việc cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, cắt amidan dễ dẫn tới nguy cơ mắc các căn bệnh về họng khác với mức độ nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, người bị viêm amidan nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định cắt đi bộ phận này.
Trên thế giới, chỉ định cắt amidan được giới hạn tối đa sau khi các bác sỹ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể. Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: Gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu.
Người bị viêm amidan nên cân nhắc khi cắt amidan
Amidan tuy dễ viêm nhưng cũng là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuỳ tiện cắt bỏ không những tốn kém chi phí điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật mà còn để lại hậu quả về sau như làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi).
Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường. Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt amidan.
Nhiều người nghĩ rằng sau khi cắt amidan rồi thì sẽ không bị viêm nữa nhưng thực tế có rất nhiều người tuy đã hết viêm amidan nhưng lại bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản sau cũng gây mệt mỏi, nguy hiểm không kém.
Viêm amidan có thể chữa khỏi được mà không cần cắt?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mới có thể giúp chữa viêm amidan mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ như nhờ sự can thiệp của Đông y.
Điều trị bằng Đông y đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của bệnh, việc điều trị sẽ tập trung giải quyết vấn đề nguyên nhân đó, đồng thời điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Bệnh nhân khỏi bệnh khi triệu chứng hết, các nguyên nhân gây bệnh cũng đã được giải quyết, âm dương cân bằng, sức đề kháng được nâng cao để chống lại tác nhân gây bệnh, bệnh khỏi một cách triệt để.
Có thể chữa viêm amidan bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y thường được sử dụng, như Ngưu bàng thang gia giảm, Ngân kiều tán gia giảm hay Ích Khí thanh kim thang gia giảm,… do vậy tập trung giải quyết căn nguyên gây ra bệnh viêm amidan theo cơ chế như sau:
Theo Đông y, họng hầu là cửa ngõ của phế (phổi) vào cơ thể, amidan nằm ở cửa ngõ này nên nguyên khí sẽ dễ bị hao tổn, không đủ để chống lại ngoại tà xâm nhập mà amidan lại là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên của tà khí. Do phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm kết hợp với phong nhiệt từ bên ngoài xâm nhập vào gây ra viêm amidan. Ngoài ra bệnh cũng phát sinh từ nguyên nhân do các chức năng của tạng phủ (Tỳ hư, Can hỏa phạm phế, Thận khí hư) mất điều hoà.
Với phương pháp này, người bệnh cần phải điều trị kiên trì, loại bỏ một cách từ từ, kéo dài khoảng hơn một tháng. Ngoài ra, nên súc họng bằng nước muối mỗi ngày khoảng 3 giờ/lần, trước và sau khi ngủ. Kết quả sẽ thấy rõ sau vài ngày.
Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự điều trị với bất kỳ phương thuốc nào, nên đi khám và thực hiện theo chỉ định của bác sỹ hoặc thầy thuốc Đông y.
Bình luận của bạn