Vệ sinh vết thương hở đúng cách để ngăn ngừa viêm mô tế bào
Một vết xước nhỏ cũng có thể gây chết người
Vì sao bạn không nên dùng rượu để làm sạch vết thương?
Bạn sẽ hối hận nếu trong nhà không có bộ sơ cứu này
Các bước để xử lý vết thương ngay tại nhà?
Trong bài Một vết xước nhỏ cũng có thể gây chết người, độc giả đã được tìm hiểu viêm mô tế bào (cellulitis) là bệnh nhiễm trùng da và mô mềm dưới da do vi khuẩn tụ cầu với biểu hiện đặc trưng như: Một vùng da bị viêm quầng (erysipelas) trở nên sưng, nóng, đỏ và đau, giới hạn không rõ, có tính chất lan tỏa.
Viêm mô tế bào thường chỉ ảnh hưởng đến bề mặt nông của da, tuy nhiên nó cũng có thể gây viêm ở vùng mô sâu dưới da và xâm nhập vào máu. Một số biến chứng của viêm mô tế bào có thể bao gồm nhiễm khuẩn máu, nhiễm trùng xương, viêm mạch bạch huyết và hoại tử mô.
Như đã biết, việc viêm nhiễm có thể xảy ra ngay cả khi làn da ở trạng thái bình thường, nhưng bạn sẽ càng dễ bị viêm nhiễm hơn nếu da đang ở trạng thái tổn thương, dù chỉ là một vết xước nhỏ. Chính vì vậy, vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ các vết thương hở ngoài da là việc làm giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm mô tế bào hiệu quả.
Tìm hiểu cách vệ sinh vết thương hở trong infographic dưới đây:
Điều trị viêm mô tế bào
Việc điều trị viêm mô tế bào tiêu chuẩn là sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm: Dicloxacillin, Cephalexin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Clindamycin hoặc Doxycycline. Quá trình điệu trị có thể kéo dài từ 5 - 10 ngày hoặc lên đến 14 ngày nếu nhiễm trùng tiếp tục gây ra các triệu chứng.
Đối với các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, nên đưa bệnh nhân tới bác sỹ. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng Oxacillin hoặc Nafcillin để ngăn ngừa phát triển biến chứng viêm mô tế bào và giúp làm thuyên giảm các triệu chứng trong vòng vài ngày sau đó.
Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm mô tế bào đều có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh nhưng ngày càng xuất hiện nhiều người trở nên kháng thuốc kháng sinh khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Một loại vi khuẩn tụ cầu là MRSA có khả năng sống sót ngay cả khi sử dụng các phương pháp điều trị kháng sinh.
MRSA có thể gây nhiễm khuẩn cho người bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết thương hở, các ống thông hoặc bằng các phương tiện khác. Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm loại siêu vi khuẩn chết người này. Những người làm việc trong môi trường chăm sóc y tế hay trực tiếp làm việc với vật nuôi như nông dân, người sơ chế/chế biến thịt và bác sỹ thú y là những đối tượng dễ bị nhiễm MRSA hơn cả. Tuy nhiên, những người ăn quá nhiều thịt nuôi công nghiệp cùng với việc có điều kiện sống nghèo nàn và lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm MRSA cao.
Bình luận của bạn