Tiền sản giật làm tăng nguy cơ đột quỵ sau sinh ở phụ nữ có thai

Phụ nữ conguy cơ đột quỵ sau sinh tăng gấp 6 lần nếu bị tiền sản giật ở thời kỳ mang thai

Đề phòng bệnh tim nếu từng bị tiền sản giật

Tiền sản giật khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh về mắt

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ

Đã từng bị tiền sản giật, liệu mang thai những lần sau có bị lại?

Nghiên cứu mới của Trường Đại học Columbia, Mỹ được công bố trên Tạp chí Đột quỵ (Stroke) cho thấy, phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có nguy cơ dẫn tới biến chứng đột quỵ sau sinh cao gấp 6 lần so với những người không bị tiền sản giật.

T.S Eliza Miller – tác giả nghiên cứu cho biết, phụ nữ bị tiền sản giật có tiền sử mắc tăng huyết áp, rối loạn đông máu, xuất huyết và đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ cao hơn dẫn tới đột quỵ sau sinh.

T.S Eliza Miller nhấn mạnh, điều quan trọng là có tới 2/3 các trường hợp tiền sản giật bị đột quỵ sau sinh thường xảy ra vào thời gian khi người mẹ đã ra viện và về nhà. Vì vậy, việc tăng cao nhận thức của người dân về biến chứng này là điều vô cùng cần thiết.

Tiền sản giật được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở phụ nữ có thai, xuất hiện từ giữa tam cá nguyệt thứ 2. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc tiền sản giật ở phụ nữ có thai lên tới 10%,  đây là một tỷ lệ khá cao, vì vậy các bà mẹ mang thai nên đi khám thai định kỳ để được theo dõi, phát hiện sớm các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Khoảng 10% phụ nữ bị tiền sản giật trong thời kỳ mang thai

Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ là điều quan trọng có thể giúp cứu được cuộc sống của ai đó hoặc giúp họ giảm được các tổn thương vĩnh viễn do biến chứng gây ra. Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, có thể sử dụng cụm từ “FAST” để kiểm tra các dấu hiệu của đột quỵ:

- F = Face (Mặt): Mặt của người bệnh có thể bị lệch, nụ cười bị méo, mắt hoặc một bên miệng có thể bị sụp xuống.

- A = ARM (Cánh Tay): Nếu bạn nghi ngờ người nào đó bị đột quỵ, hãy yêu cầu họ giơ cả hai tay lên. Nếu không thể giơ cả hai tay hoặc một bên tay bị rơi xuống thì người đó có thể bị đột quỵ.

- S = SPEECH (Lời nói): Nói lắp có thể là dấu hiệu đột quỵ. Hãy yêu cầu người đó lặp lại những gì họ nghe thấy xem họ phản ứng thế nào.

- T = TIME (Thời gian): Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ có người bị đột quỵ. Thời gian là yếu tố quyết định trong việc ngăn ngừa nguy hiểm và các biến chứng nghiêm trọng ở người bị đột quỵ.

suckhoecong.vn/an-man-bi-tang-huyet-ap-co-nguy-co-dot-quy-khong-d50048. html
Quang Tuấn H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch