- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tiền sản giật thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ
Mẹ bầu cần bổ sung gì để tránh tiền sản giật?
Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm thai phụ cần biết
Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?
Cứu sản phụ tiền sản giật và thai nhi 1,2kg
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một chứng bệnh phát sinh chỉ trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến người mẹ, thai nhi, hoặc có thể cả hai. Bệnh thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ, được biểu hiện ở huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng (tiền sản giật cũng có thể gây co các mạch máu, dẫn tới tăng huyết áp). Khi sản phụ bị chứng bệnh này, thai nhi có thể tăng trưởng chậm hơn so với bình thường hoặc bị thiếu oxy dẫn đến những nguy hiểm tiềm tàng.
Đau đầu là dấu hiệu của tiền sản giật
Một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tiền sản giật:
Đau đầu: Những cơn đau đầu nặng và dai dẳng, nhiều khi khiến cho mẹ không chịu nổi chính là một trong những dấu hiệu tiền sản giật mà mẹ bầu cần lưu ý.
Tăng cân đột ngột: Nếu mẹ tăng cân một cách nhanh chóng và đột ngột từ 1 - 2 kg/tuần thì đó có thể là dấu hiệu báo rằng mẹ bầu bị tiền sản giật. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi đi khám thai đặc biệt là khi việc này đi kèm với triệu chứng sưng phù và đau đầu.
Đau bụng: Thường là đau bụng dữ dội kèm theo đau lưng không thể chịu đựng nổi.
Buồn nôn, nôn ói: Nếu hiện tượng này xuất hiện sau tuần 20 một cách nặng nề hoặc kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu có thể nghĩ ngay tới tiền sản giật.
Mờ mắt: Trong thai kỳ, nếu mẹ bỗng dưng bị giảm tầm nhìn, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, rối loạn thị giác thì phải cẩn trọng vì đây là những dấu hiệu có thể báo trước mẹ bị tiền sản giật. Hãy gọi cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện ngay.
Tiền sản giật có các triệu chứng đi kèm như đau lưng
Đau lưng, đau vai: Nhiều mẹ bầu bị đau lưng và đau vai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là hiện tượng xảy ra do tình trạng tuần hoàn máu không tốt vì tiền sản giật. Các bà mẹ phải hết sức lưu ý điều này.
Chân sưng phù: Khi mang thai, quá trình tuần hoàn máu diễn ra không ổn định, thường bị tắc nghẽn mạch máu tại các chi gây ra phù nề mặt, chân, tay. Điều này hết sức bình thường, tuy nhiên nếu phù nề các chi và có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì bạn nên gặp bác sỹ để được theo dõi.
Lo lắng nhiều: Phụ nữ mắc chứng tiền sản giật thường có cảm giác lo lắng nhiều hơn bình thường, họ có thể cảm thấy sợ hãi, khó thở hoặc tâm trạng buồn chán… Nếu mẹ thấy những điều này ngày một nghiêm trọng đi kèm với những dấu hiệu bất thường trên thì hỏi ý kiến bác sỹ.
Có cách nào phòng tránh để không bị tiền sản giật?
Cần đi khám ngay lập tức nếu có các biểu hiện bất thường xuất hiện cùng lúc
Hiện tại, nguyên nhân tiền sản giật chưa được xác định rõ, vì vậy, để phòng ngừa bệnh, mẹ bầu cần đi khám đầy đủ, điều trị tốt các bệnh lý đi kèm (nếu có) như tăng huyết áp, đái tháo đường... Mẹ bầu cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp 2 lần/ngày (sáng - chiều), nghỉ ngơi nhiều hơn để giữ gìn sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
Điều tốt nhất mẹ có thể làm là chăm sóc tốt bản thân trước khi sinh và khám thai đúng hẹn. Mỗi lần khám, bác sỹ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm đạm trong nước tiểu cho bạn. Bạn cũng cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sỹ và được điều trị càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn